Ngày 9/12, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Grigorievich Lukashenko bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Belarus Lukashenko gặp gỡ và phát biểu với báo chí tại Minsk. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Grigorievich Lukashenko sinh ngày 30/8/1954 tại tỉnh Vitebsk (Belarus). Ông tốt nghiệp Đại học sư phạm Mogilov (năm 1975) và tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Belarus, ngành kinh tế sản xuất công-nông nghiệp (năm 1985).
Từ năm 1975-1977, ông Lukashenko công tác tại Phòng Chính trị Khu biên giới phía Tây. Từ năm 1977-1978, ông là Bí thư Đoàn Phòng Lương thực thành phố Mogilov và cán bộ Ban Chấp hành quận Tháng Mười, thành phố Mogilov.
Từ năm 1978-1990, ông Lukashenko là Thư ký Hội “Tri thức” thành phố Shklov, Phó Chủ tịch Nông trang “Udarnik” quận Shklov, Phó Giám đốc Nhà máy Liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng thành phố Shklov, Bí thư Đảng ủy Nông trang Lenin, Giám đốc Nông trường “Grozed”quận Shklov.
Đến năm 1990, ông được bầu làm đại biểu Xô viết Cộng hòa Belarus; Phụ trách Ủy ban Xô viết tối cao Cộng hòa Belarus về nghiên cứu hoạt động của các tổ chức thương mại trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngày 10/7/1994, ông Lukashenko được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Belarus. Ngày 9/9/2001, ông tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Belarus nhiệm kỳ 2. Sau đó, ngày 19/3/2006 ông tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Belarus nhiệm kỳ 3, ngày 19/12/2010 tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Belarus nhiệm kỳ 4 và ngày 11/10/2015 tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Belarus nhiệm kỳ 5. Tổng thống Lukashenko chính thức nhậm chức ngày 6/11/2015.
Năm 1997, Tổng thống Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Tối cao Liên minh Belarus-Nga. Từ tháng 1/2000 ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhà nước Tối cao Nhà nước liên minh. Từ năm 2005-2006 và năm 2008, ông là Chủ tịch Hội đồng liên quốc gia Cộng đồng kinh tế Á-Âu; Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Belarus. Ông đã được tặng Huân chương của nhiều quốc gia.
Thành viên chính thức Đoàn Tổng thống Cộng hòa Belarus Lukashenko thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam gồm ông Lukashenko, Tổng thống Cộng hòa Belarus, Trưởng đoàn; ông Semashko V.I., Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus; ông Gusakov V.G., Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Belarus; ông Makei V.V., Bộ trưởng Ngoại giao; ông Juravkov M.A., Bộ trưởng Giáo dục; ông Vovk V.M., Bộ trưởng Công nghiệp; ông Shamko A.I., Bộ trưởng Thể thao và Du lịch; ông Guruliov S.P., Chủ tịch Ủy ban quốc gia về công nghiệp quốc phòng; ông Ivanov V.N., Chủ tịch Ban Điều hành Liên hiệp Các Hội người tiêu dùng Cộng hòa Belarus; ông Zabello A.L., Chủ tịch Tổ hợp Công nghiệp thực phẩm quốc gia Belarus “Belgospisheprom;” ông Liashenko I.V., Chủ tịch Tổ hợp Hóa Dầu quốc gia Belarus; ông Sadokho V.E., Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng thống Cộng hòa Belarus nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Belarus, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước; duy trì trao đổi đoàn cấp cao nhằm củng cố quan hệ chính trị tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Trong chuyến thăm này, hai bên kiểm điểm tình hình hợp tác triển khai những thỏa thuận cấp cao đã đạt được; trao đổi các biện pháp và phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực; tiếp tục phối hợp hành động và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.