Ngày 20-4, tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phầm (ATTP) luôn được quan tâm, có nhiều chiến dịch lớn được triển khai và đã phát hiện nhiều sản phẩm không an toàn từ các tỉnh thành khác đưa về thành phố như: sử dụng chất cấm, phụ gia trong chăn nuôi, tồn dư thuốc thực vật trong rau, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng….Bước đầu ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bức xúc. “Thực hiện kế hoạch 241 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành TP. Hồ Chí Minh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm cũng như rau, thịt nói riêng. Mục tiêu của “Tháng hành động” là giải quyết căn bản các vấn đề nổi cộm hiện nay như, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi; kiểm soát chặt chẽ nguồn nông sản thực phẩm về thành phố thông qua 3 chợ đầu mối và các trạm kiểm dịch tại các cửa ngõ thành phố; giảm thiểu ngộ độc từ rau thịt, mất an toàn thực phẩm”, bà Cúc nói.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ phát động
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu nhấn mạnh, để công tác đảm bảo ATTP năm 2016 của Thành phố đạt được các mục tiêu đề ra, các sở ban ngành cần tập trung phối hợp thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng nhận thức đúng, thực hành đúng về ATTP; kiểm soát chặt các cơ sở nuôi trồng, sản xuất rau thịt trên địa bàn; chủ động lấy mẫu tầm soát các chất độc hại có trong thực phẩm để đề ra các giải pháp quản lý phù hợp; thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra ATTP trên địa bàn thành phố, xử lý công khai, nghiêm minh các đơn vị, cá nhân vi phạm VSATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý hình sự nếu đủ yếu tố vi phạm pháp luật để răn đe.
Lễ ký cam kết sản xuất rau thịt an toàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm
Cũng tại Lễ phát động, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố đã tham gia ký cam kết thể hiện sự đồng thuận trong việc sản xuất rau thịt an toàn, hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016”.
Thu Phương
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.