Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 10 năm 2020 | 19:21

TP.HCM xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường

Triển khai Chỉ thị số 19- CT/TU ngày 19/10/2018 (Chỉ thị 19) của Ban Thường vụ Thành ủy. TP.HCM đã mạnh tay xử lý hàng trăm vụ vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực vệ sinh môi trường.

4.003 trường hợp bị xử phạt trong 8 tháng đầu năm 2020 

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Thực hiện Chỉ thị 19, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra đường và kênh rạch, UBND TP.HCM đã chỉ đạo tăng cường công tác xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường nơi công cộng góp phần chỉnh đốn, hạn chế tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng, mỹ quan đô thị. Trong 8 tháng năm 2020, UBND 24 quận, huyện tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường.

 

tphcm-xu-ly-vi-pham.jpg
TP.HCM mạnh tay xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường

 

Theo đó, toàn Thành phố đã nhắc nhở 4.088 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính đối với 4.003 trường hợp, số tiền xử phạt khoảng 7,4 tỷ đồng. Kết quả triển khai từ khi thực hiện Chỉ thị 19 đến nay, TP.HCM đã nhắc nhở 6.832 trường hợp, xử phạt đối với 10.848 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, tổng số tiền xử phạt khoảng 19,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, 24/24 quận, huyện duy trì triển khai phần mềm quản lý trực tuyến để tiếp nhận và xử lý ý kiến, phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch, các điểm gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm về môi trường và trật tự đô thị. Theo đó, toàn Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 8.785/8.849 ý kiến phản ánh của người dân (đạt tỷ lệ 99,3%), trong đó, gồm 3.165/3.186 ý kiến liên quan lĩnh vực môi trường và 5.620/5.663 ý kiến liên quan đến trật tự đô thị. Như vậy, từ khi triển khai Chỉ thị 19 đến nay, thành phố đã tiếp nhận và xử lý được 20.739/20.876 ý kiến phản ánh, tỷ lệ giải quyết đạt 99,3%.

Cùng với đo, UBND TP. HCM  tiếp tục có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận huyện tăng cường các biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường. Trong đó, cần nhân rộng việc sử dụng hình ảnh trích xuất từ Camera, phương tiện ghi hình để làm cơ sở xử phạt

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu UBND quận, huyện quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ cấp quận, huyện đến phường, xã trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Quy định trách nhiệm cụ thể đối với phường, xã, thị trấn, khu phố trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng tại địa phương làm cơ sở đánh giá, chấm điểm thi đua; khen thưởng, biểu dương và nhân rộng các điển hình cá nhân, tập thể. Chủ tịch UBND phường, xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện; Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để phát sinh ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.

UBND thành phố yêu cầu các địa phương cần triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin phản ánh của người dân qua tin nhắn, hình ảnh, thư điện tử và điện thoại liên quan đến tình trạng vi phạm vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn. Bố trí lực lượng chức năng của quận, huyện triển khai thực hiện các biện pháp khả thi để ngăn chặn các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân.

Hà Nội: Nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế luôn được Đảng, Chính phủ và thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, trong những năm qua đã thu được kết quả đáng khích lệ, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.

Tổng doanh thu của các làng nghề đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Một số làng nghề có doanh thu cao tại Hoài Đức như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù đạt 1.301 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt 1.061 tỷ đồng…

Tuy nhiên, mặt trái của phát triển kinh tế trong thời gian qua là vấn đề ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi, chất thải rắn, nước thải đối với làng nghề, cụm công nghiệp… gây khó khăn trong xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

 

banh_da_huu_hoa_2_wlzr.jpg
Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra sông ngòi, khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

 

Để hạn chế ô nhiễm, những năm qua thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ, cải tạo môi trường. Nhiều dự án áp dụng công nghệ tiên tiến đã được triển khai trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, tuy nhiên hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn chưa được cải thiện, chuyển biến chậm.

Nguyên nhân là do phần lớn các làng nghề trên địa bàn Thành phố đã tồn tại hàng trăm năm nay cùng với sự hình thành phát triển của làng xã. Các làng nghề không chỉ có hoạt động kinh tế mà còn là văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân. Vì vậy việc thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của các hộ dân trong các làng nghề theo xu hướng sản xuất sạch hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn.

Các hộ sản xuất phân tán trong làng nghề, phần lớn tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, tự phát, việc sản xuất xen lẫn sinh hoạt gây nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là công tác thu gom, xử lý nước thải tại các làng nghề.

Triển khai nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, giai đoạn 2019 – 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố kết quả đã thực hiện tại 228 làng nghề và phân loại theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và môi trường cho thấy trong 228 làng nghề được đánh giá, phân loại có 103 làng nghề được phân loại ô nhiễm nghiêm trọng, 74 làng nghề được phân loại ô nhiễm và 52 làng nghề không ô nhiễm.

Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải làng nghề cho thấy trong 40 cụm công nghiệp làng nghề đã và đang thành lập có 14 cụm công nghiệp làng nghề đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (3 cụm công nghiệp làng nghề đã có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, 11 cụm đang được đầu tư xây dựng, hoàn thành trong năm 2020).

 

ha-noi-trien-khai-nhieu-giai-phap-xu-ly-o-nhiem-lang-nghe.jpg
Những năm gần đây người dân làng nghề sản xuất miến dong xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) đã chú trọng hơn đến công tác bảo vệ môi trường

 

Tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý (thống kê trên số liệu điều tra, khảo sát 293 làng nghề từ năm 2017 đến 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) khoảng 5,2%.

Để giảm thiểu ô nhiễm, Thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung xử lý nước thải làng nghề. Tiêu biểu như nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, xã Dương Liễu huyện Hoài Đức công suất 20.000m3/ngày đêm xử lý nước thải cho các làng nghề Cát Quế, Minh Khai và Dương Liễu, đã hoàn thành đưa vào vận hành chính thức từ tháng 1/2017.

Dự án nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, 8.000m3/ngày đêm đã được khởi công tháng 12/2015, hiện tại nhà máy đã cơ bản hoàn thành, đang tổ chức vận hành chạy thử, dự kiến đưa vào vận hành chính thức trong năm 2020.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường làm chủ đầu tư, tổ chức kêu gọi xã hội hóa đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, Hoài Đức (4.000m3/ngày đêm); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, công suất 1.000m3/ngày đêm…

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai công tác khảo sát, lập dự án “Thí điểm đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo mô hình hợp tác công – tư” tại làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức...

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top