Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 9 năm 2019 | 9:53

Trần Mạnh Hùng: “Trăng Hát” lần đầu xuất hiện trên sân khấu Việt

Hát cùng một dàn nhạc thính phòng đã khó, lại hát live cùng dàn nhạc tầm cỡ châu lục, áp lực càng tăng lên gấp bội, song nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng vẫn bày tỏ tin tưởng, Phạm Thùy Dung sẽ vượt qua thách thức trong live concert đầu tiên “Trăng Hát”.

hop-bao-liveconcert-trang-hat-cua-ca-si-pham-thuy-dung-8.jpg

 Họp báo liveconcert "Trăng Hát" của nghệ sĩ Phạm Thùy Dung 

 

Chất Nghệ trong không gian thính phòng

Thưa nhạc sĩ, vì sao “Trăng Hát”lại được kết cấu ba phần: Âm nhạc cổ điển, Âm nhạc Việt Nam và Âm nhạc giao thoa? Có lý do gì đặc biệt cho kết cấu của concert này không?

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Kết cấu concert cũng là sự hé lộ con đường âm nhạc tương lai của Phạm Thùy Dung.

Tôi có quan điểm, nghệ sỹ cần dẫn dắt khán giả theo mạch cảm xúc. “Trăng Hát” được kết cấu ba phần rất rõ ràng. Những gì mang tính học thuật, hàn lâm, cổ điển sẽ được đưa ra đầu tiên. Lúc đó, tâm lý của khán giả hứng khởi nên sẽ “chịu được” những thứ “nặng đô.”

Đến phần thứ hai, nếu tiếp tục mảng màu trên thì sẽ khán giả có thể sẽ mệt, dần cảm thấy oải. Bởi vậy, nghệ sỹ sẽ chuyển sang nhạc Việt với những bài hát đi cùng năm tháng. Những ca khúc này đã từng được nhiều nghệ sỹ thính phòng thể hiện nhưng lần này được chuyển soạn lại tỉ mỉ hơn. Đặc biệt, ở phần này, Phạm Thùy Dung sẽ hát ca khúc về Hà Tĩnh - quê hương của Dung. Đó là bài “Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” được chuyển soạn lại để tạo điểm nhấn, sự khác biệt, tránh sự đều đều và gợi mở cho phần tiếp theo.

Phần ba sẽ câu chuyện là hành trình âm nhạc tương lai của Phạm Thùy Dung. Đó là sự gợi mở hướng đi. Phần này sẽ có cả các bài nhạc nhẹ, những bài cổ điển được biến tấu, thay đổi phong cách hoặc một số bài nhạc nước ngoài theo hướng giao thoa.

 

nhạc-sĩ-trần-mạnh-hùng-3.jpg
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng
 

Có thể hình dung cách kết cấu của “Trăng Hát” như cách kể chuyện dẫn dắt từ cổ chí kim, bắt đầu từ cổ điển rồi đến những phong cách gần đây trong âm nhạc Việt Nam, sau đó tiến tới những yếu tố mới, màu sắc đương đại.

Đặc biệt, ở “Trăng Hát”, có tác phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu nhạc Việt. Đó là bài hát Phạm Thùy Dung đặt sáng tác riêng cho concert lần này.

Những bài hát về xứ Nghệ khi được thể hiện theo phong cách thính phòng sẽ mang diện mạo như thế nào, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Với những bài hát về xứ Nghệ, nếu nhả chữ đúng theo cách phát âm của người xứ Nghệ thì sẽ ra được chất Nghệ. Kể cả với nhạc jazz hay rock, cứ phát âm đúng thì vẫn ra “chất Nghệ”.

Cụ thể, Phạm Thùy Dung sẽ hát bằng cách hát thính phòng với cách luyến láy nhả chữ của xứ Nghệ. Dù Dung hát nhạc cổ điển ở phần đầu hay nhạc đỏ ở phần giữa hay nhạc giao thoa thì vẫn hát bằng lối hát thính phòng, không thay đổi phong cách. Điểm khác biệt là, khi hát ca khúc nước ngoài thì nhả chữ thế này, hát bài xứ Nghệ thì nhả chữ thế kia. Nói khác đi, đó là thay đổi màu sắc qua các phần: hát cổ điển thì trang trọng, hát về xứ Nghệ thì có chút màu sắc dân gian, hát nhạc đỏ thì có chất hào hùng, hát nhạc nhẹ thì có chất trữ tình…

 

nhạc-sĩ-trần-mạnh-hùng-theo-sát-các-buổi-tập-luyện-cho-1.jpgNhạc sĩ Trần Mạnh Hùng theo sát các buổi tập luyện cho. 

Chưa có concert nào tập kỹ như vậy

Với một concert quy mô như vậy, quá trình chuẩn bị diễn ra thế nào, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Đó là một quá trình dài, đỏi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của cả êkíp từ nhà đầu tư, ca sĩ, nhạc sĩ…

Quá trình tập luyện được chia thành ba chặng. Chưa có concert nào của ca sĩ thính phòng ở Việt Nam tập kỹ như vậy (kể cả show Đăng Dương, Lan Anh trước đây). Thông thường, cách tập này chỉ áp dụng với những vở opera lớn của thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi đã ứng dụng cách làm việc đó vào chương trình này.

Ở giai đoạn một, ca sĩ và nhạc sĩ tập với pianist (người chơi piano). Pianist nhìn tổng phổ rút gọn lại trên piano. Bởi nếu tập với dàn nhạc ngay từ đầu thì chi phí quá lớn, mất nhiều thời gian. Hơn nữa, cũng không có dàn nhạc nào làm như thế vì họ cũng rất bận.

Giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn vì không phải pianist nào cũng làm được (bởi tổng phổ của piano chỉ có hai dòng nhưng của dàn nhạc là hơn 20 dòng). Pianist làm được việc này ở Hà Nội bận, không thu xếp được thời gian. Bởi vậy, Phạm Thùy Dung phải vào Thành phố Hồ Chí Minh làm việc cùng pianist khoảng một tháng.

Bước vào giai đoạn hai, chúng tôi mời pianist ra Hà Nội. Nhạc sĩ, ca sĩ, pianist và nhạc trưởng làm việc với nhau; để nhạc trưởng tiếp tục bắt lỗi ca sĩ và tìm hiểu thêm tổng phổ. Nhạc trưởng là người nước ngoài nên không phải ca khúc Việt Nam nào ông ấy cũng biết.

Đến giai đoạn ba, ca sĩ sẽ tập với dàn nhạc. Chính giai đoạn này cũng phải chia hai chặng. Ở chặng một, tất cả cùng vỡ bài; chặng hai là giai đoạn nước rút, diễn ra trước concert khoảng một tuần.

 

hop-bao-liveconcert-trang-hat-cua-ca-si-pham-thuy-dung-3.jpg
hop-bao-liveconcert-trang-hat-cua-ca-si-pham-thuy-dung-3.jpg

 

Ngoài ra, Phạm Thùy Dung vẫn phải tập với cô giáo thanh nhạc trong hai tháng trước khi diễn ra chương trình.

Như anh có nói, nhạc thính phòng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn (đầu tư lớn, khán giả ít…). Vậy, việc thực hiện một concert quy mô như “Trăng Hát” có phải là một sự liều lĩnh không?

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Tôi cho rằng, không có gì là mạo hiểm cả. Với người làm nghệ thuật chân chính, không có chuyện nghĩ rằng khán giả không hiểu nhiều về dòng nhạc này nên cứ làm đại khái, tùy tiện, cầu thả. Đó là lương tâm nghề nghiệp, ý nghĩa cuộc đời.

Mỗi người có lựa chọn riêng trong cuộc sống: có người làm nghĩ rằng, làm cái này được nhiều tiền; có người lại nghĩ làm cái kia dù được ít tiền hơn nhưng lại cảm thấy hạnh phúc vì chưa chắc nhiều tiền đã mang lại hạnh phúc. Nếu chỉ vì mục đích kiếm nhiều tiền thì nhiều người sẽ đi bán hàng, không làm nghệ thuật nữa. Còn tôi, Phạm Thùy Dung và êkíp “Trăng Hát” đang chọn phương án hai: được làm điều ý nghĩa.

Sun Group đã làm được một việc rất ý nghĩa khi thành lập Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời. Với một đất nước văn minh, rất cần những nhà hát, dàn nhạc xứng tầm. dàn nhạc giao hưởng là hội tụ tinh hoa âm thanh của vũ trụ này. Mỗi nhạc cụ là một tuyệt tác của âm thanh, trang trọng, sẽ mang lại màu sắc nguy nga, tráng lệ.

Làm như thế mới thay đổi được công chúng, góp phần giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. Đó mới là điều quan trọng. Tôi tin, với 10 người chưa từng nghe dàn nhạc giao hưởng bao giờ, đến khi nghe chương trình “Trăng Hát” của PhạmThùy Dung thì ít nhất 9 người sẽ có nhu cầu nghe lại.

Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    UBND thành phố Huế vừa phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD).

  • Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Trong hai ngày 16-17/3 (nhằm mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch) đã diễn ra Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2024 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nhiều hoạt động đặc sắc.

  • Chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

    Chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

    Ngày 15/3, Đoàn bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo Khoa học Thanh niên với chủ đề “Thanh niên ứng dụng chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại”.

Top