Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 1 năm 2018 | 9:35

Triển khai rộng thỏa ước lao động nhóm doanh nghiệp

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh yêu cầu phải tiếp tục quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác thỏa ước lao động tập thể và đối thoại theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng thỏa ước, đẩy mạnh phát triển thỏa ước ngành, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai rộng thỏa ước nhóm doanh nghiệp.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ tuyên dương Chủ tịch công đoàn cơ sở

xuất sắc tiêu biểu. - Ảnh: Lao Động

Sáng 21/1, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ nhất tuyên dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu trong công tác thỏa ước lao động tập thể và đối thoại.

Tại Hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tuyên dương 70 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự Hội nghị Tuyên dương và chia vui với 70 gương mặt Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu. Cùng dự Hội nghị có đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế là đối tác của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành, 70 gương mặt Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu, đông đảo cán bộ công đoàn và đoàn viên tiên tiến.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương những bước đổi mới cả về nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, hướng mạnh về cơ sở, tập trung thực hiện các chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm tốt công tác cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước thành các hoạt động thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu, phù hợp với thực tiễn đất nước và tình hình quan hệ lao động của Việt Nam, như: “Năm vì lợi ích đoàn viên”, Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”…

Đặc biệt, Chương trình “Tết sum vầy” được tổ chức trên mọi miền đất nước vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc đã mang mùa xuân ấm áp đến với hàng triệu đoàn viên, người lao động; “Tháng Công nhân” tiếp tục được tổ chức với nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ người lao động; Đề án xây dựng thiết chế Công đoàn góp phần giải quyết khó khăn của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức Công đoàn phát động tiếp tục được đoàn viên, người lao động hưởng ứng với các hoạt động thiết thực; Chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới” để lại ấn tượng sâu sắc, góp phần cổ vũ người lao động và nhân dân cả nước tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận kết quả nổi bật của các cấp Công đoàn Việt Nam thời gian qua trong việc thực hiện ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua triển khai thực hiện tốt công tác thỏa ước lao động tập thể và đối thoại, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Các cấp công đoàn đã chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia với doanh nghiệp tổ chức tốt các cuộc đối thoại định kỳ và đột xuất, hội nghị người lao động, ký kết với người sử dụng lao động các bản thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp, cấp ngành trung ương, ngành địa phương và nhóm doanh nghiệp, đem lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu đoàn viên, người lao động.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, 70 Chủ tịch Công đoàn cơ sở được tuyên dương là những tấm gương sáng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ của các thế hệ cán bộ công đoàn Việt Nam đã và đang đồng hành cùng đội ngũ công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân và toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là những đóa hoa tươi thắm trong vườn hoa người tốt, việc tốt dâng lên Đảng kính yêu, chào mừng 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước và Đại hội lần thứ XII Công đoàn Việt Nam.

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại nhiều cơ hội to lớn, đồng thời đặt ra những thách thức mới. Từ thực tế này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ việc làm, thu nhập, cải thiện điều kiện lao động, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn là hết sức cấp thiết.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn cần tập trung xác định rõ hơn nhiệm vụ từng cấp công đoàn, hướng mạnh hoạt động về cơ sở; phải coi cơ sở là trọng tâm, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động. Công đoàn các cấp phải tập trung nguồn lực, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đặc biệt là hoạt động thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và đối thoại tại nơi làm việc. Cùng với đó phải chú trọng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông đại chúng để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đối thoại và thương lượng tập thể trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là Chủ tịch Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tới yêu cầu phải tiếp tục quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác thỏa ước lao động tập thể và đối thoại theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng thỏa ước; đẩy mạnh phát triển thỏa ước ngành, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai rộng thỏa ước nhóm doanh nghiệp; phủ rộng phạm vi đối thoại tại doanh nghiệp, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của hoạt động đối thoại, làm cho hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên, nền nếp ở doanh nghiệp, góp phần thực chất vào việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Người sử dụng lao động cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn để khích lệ, động viên người lao động làm việc hăng say, nâng cao năng suất, chất lượng; đồng thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động vì sự ổn định của quan hệ lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc vinh dự được tuyên dương cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, tạo sức lan tỏa trong các cấp công đoàn, tích cực đóng góp cho tổ chức Công đoàn Việt Nam. Các bộ, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Công đoàn các cấp trong việc chăm lo cho đời sống, việc làm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top