Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 7 năm 2017 | 11:10

Trở lại Vũng Chùa - Đảo Yến

Hoành Sơn Quan, Vũng Chùa – Đảo Yến, Hòn La… nơi người anh hùng dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về đất mẹ. Tôi trở lại nơi đây, nơi dòng người vẫn cứ nối dài  bất tận, thông vẫn reo, gió vẫn hát, sóng biển vẫn âm thầm vỗ bờ, chim yến vẫn gọi đàn cất tiếng hát ru Người.

Vũng Chùa nơi hội tụ hồn cốt đất Việt.

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh), cách Quốc lộ 1A khoảng 5km về hướng Đông. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất linh thiêng chỉ dành cho các bậc “khai quốc công thần” làm nơi an nghỉ vĩnh hằng để bảo hộ phù trì đất nước, con Rồng, cháu Lạc. Nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn vươn xa ra biển cả. Tương truyền, thuở xa xưa trên Đảo Yến để lại dấu tích nền móng một ngôi chùa cổ nên người dân trong vùng gọi là Vũng Chùa. Do chiến tranh, mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu tích xưa cũ ấy nay cũng đã đi vào năm tháng.

Vũng Chùa bên sóng biển nhưng rất kín gió bởi được bao bọc bởi cả 3 hòn đảo, Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, nên ngư dân làm nơi neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão.

Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn cách đất liền khoảng chừng vài cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, yên lặng, phong cảnh đẹp, hữu tình, thơ mộng. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là cả bãi cát chạy dài tít tắp, cây cối bốn mùa xanh tươi. Từ Đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn đảo này tạo thành hình tam giác, thế tựa vững chãi như kiềng ba chân.

Về phong thủy ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một nhà chiêm tinh học từ Huế cho rằng, xưa nay các bậc đế vương, hiền nhân quân tử đều rất coi trọng thuật phong thủy trong việc xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn đất an nghỉ vĩnh hằng. Theo thuật phong thủy phương Đông, một thủ đô bền vững, một ngôi nhà thịnh vượng, một khu lăng mộ phát tài, phát lộc cho con cháu đều phải hội tụ đủ 3 yếu tố: bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Bối sơn là dựa lưng vào núi, diệp thủy trước mặt là nước, hướng dương là hướng ra phía mặt trời, hướng ra biển lớn…

Theo TS.Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình: Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn.Trong sách nêu rõ, vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng, điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía Tây - Bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn), nơi hội tụ của rừng và biển, con Rồng cháu tiên”.

Sau hai cuộc viễn chinh chống Pháp và chống Mỹ, năm 1990, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chuyến tranh thủ về thăm quê và được các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đưa đi tham quan một số mô hình kinh tế rừng, biển. Khi đặt chân tới Vũng Chùa, Người trèo lên đỉnh núi Rồng đưa mắt nhìn về phía biển cả và dừng chân nghỉ ngơi trên chiếc võng đung đưa. Và bây giờ chính nơi Người mắc võng là nơi người an giấc ngàn thu.

Dòng người vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Để kịp đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Vũng Chùa, trước đó bộ đội biên phòng và các nhà thi công đã không quản ngày đêm hoàn thành tuyến đường từ thôn Thọ Sơn vào Vũng Chùa - Đảo Yến. Tôi còn nhớ, ngày 13 không khí ở Vũng Chùa trời yên, biển lặng và gió ngừng thổi, mọi cảnh vật, con người ở đây ngơ ngẩn nín thở để đón đợi Người. Đúng 16 giờ tiếng chuông chùa cất lên như vọng tận xuống đáy biển, một cột sóng biển tung cao vỗ vào vách núi, tạo thành những hạt tinh thể rơi lả tả như những dòng lệ tuôn trào. Khi chiếc đại xa dừng lại, hàng vạn con dân vỡ òa tiếng khóc rồi cúi đầu kính cẩn trước anh linh Người. 

Vị tướng tài đức, người anh hùng vĩ đại của dân tộc.

Tôi còn nhớ như in, Chủ tích nước Trương Tấn Sang thời bấy giờ trong xúc động: Đai tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng tài đức, mẫu mực, người anh hùng vĩ đại của dân tộc, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con yêu dấu của nhân dân. Người ra đi là một tổn thất to lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam…

Chiều nay, tôi trở lại Vũng Chùa, Đảo Yến cùng dòng người đến bên ngôi mộ Người, xin được dâng một nén hương thơm để tỏ lòng nhớ ơn người anh hùng vĩ đại của dân tộc. 

                                                          Vũng Chùa, Đảo Yến tháng 7/2017

Anh Bình

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top