Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2016 | 8:34

Trung Quốc đang có những hành động thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông

Những hành động này của Trung Quốc đang đe dọa đến hòa bình ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Chiều 25/2 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới đồng thời trả lời các câu hỏi của phóng viên quan tâm.

trung quoc dang co nhung hanh dong thuc day quan su hoa o bien dong hinh 0
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

Trả lời các câu hòi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến gần đây tại Biển Đông khi truyền thông phương Tây cáo buộc Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không và chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đổng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông mà còn đe dọa đến hòa bình ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

“Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết những diễn biến gần đây tại Biển Đông có được đưa ra trao đổi tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) tại Vientiane, Lào hay không, ông Lê Hải Bình cho biết:

Các vấn đề quốc tế và khu vực mà các nước ASEAN quan tâm sẽ được nêu và được trao đổi tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao sắp tới. Bất cứ vấn đề nào đe dọa đến sự ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng sẽ được nêu ra.

“Như tôi đã nói, các diễn biến gần đây đã cho thấy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông đang bị đe dọa”, ông Lê Hải Bình cho biết.

Về thông tin gần đây truyền thông Mỹ cho biết Lầu Năm Góc có kế hoạch triển khai dàn pháo lưu động tới Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết:

“Việc duy trì ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy chúng tôi mong muốn các bên có hành động trách nhiệm, mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như ở khu vực trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982”./.

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top