Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng.
Trường Đại học Văn hóa được thành lập vào ngày 3/1/1976, tiền thân là Trường Nghiệp vụ Văn hóa – Thông tin. Trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi, nâng cấp với các tên gọi khác nhau như: Trường Lý luận Nghiệp vụ II, Trường Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, đến tháng 6/2005 trở thành Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, vị trí là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cán bộ văn hóa chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Trường Đại học Văn hoá nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Ảnh: SGGP
Hiện nhà trường đang đào tạo 2 ngành bậc cao học, 7 ngành (10 chuyên ngành) bậc đại học, 5 ngành hệ cao đẳng và một số chương trình đào tạo theo yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Các cán bộ văn hóa được rèn luyện từ đây đã và đang miệt mài gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà trường cũng đang duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế với trường đại học các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Ba Lan, Vương quốc Bỉ…
Với những thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo giai đoạn 2010-2014, tập thể cán bộ giảng viên Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; PGS.TS Đỗ Ngọc Anh, Hiệu trưởng Đại học Văn hóa TP.HCM nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Ngoài ra, còn có 4 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 26 tập thể và cá nhân nhận bằng khen của Bộ VH-TT-DL.
Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
Tại ngày lễ thành lập trường, ThS.Thái Thu Hoài, quyền trưởng Khoa Xuất bản chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định rằng, sự lớn mạnh và trưởng thành của khoa có được như ngày hôm nay đều có sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường trong nhiều thời kỳ, sự đóng góp to lớn, không mệt mỏi của các thế hệ thầy cô giáo từng đảm nhiệm vị trí quản lý khoa trước đây, và các thầy cô đã có quá trình cộng tác với khoa lâu dài. Riêng Khoa Xuất bản, với nguồn giảng viên trẻ của khoa và đội ngũ công tác viên có chuyên môn cao, giàu tâm huyết với công tác đào tạo, có trách nhiệm với ngành nghề và tận tâm với sinh viên cùng sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo như Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Công tác phía Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Xuất bản, In, Phát hành; Hội Xuất bản Việt Nam, và nhất là là Văn phòng đại diện phía Nam (Hội Xuất bản Việt Nam) đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực của Khoa. Khoa Xuất bản cũng nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành trong việc tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế thông qua các đợt thực tập, giúp rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, hỗ trợ cho phòng thực hành của Khoa và tài trợ hàng chục triệu đồng học bổng khuyến khích học tập mỗi năm học cho sinh viên các lớp trong Khoa Xuất bản”.
Bên cạnh đó, các thế hệ sinh viên của khoa ra trường, trưởng thành, trở về với khoa và có những hỗ trợ tích cực cho hoạt động đào tạo như tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và tài trợ học bổng cho các em sinh viên nghèo vượt khó. Tất cả những điều đó đã và đang tiếp thêm cho chúng tôi nguồn năng lượng mạnh mẽ và là động lực để chúng tôi hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Lại Hùng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.