Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020 | 15:8

Truyền thông quốc tế: Giải đua F1 không thực sự phù hợp với Việt Nam

Tờ Asean Post đưa ra góc nhìn về việc F1 không thực sự phù hợp với Việt Nam từ góc nhìn đời sống và thói quen của người dân.

Trong khi tờ Straits Times thẳng thắn cảnh báo các quốc gia đăng cai, tổ chức F1 vào thời điểm này hoàn toàn không có ý nghĩa về lợi ích kinh tế. 

Khán giả Việt Nam không thực sự “mặn mà” với F1

Tại Việt Nam, bộ môn đua xe Công thức 1 không có sức hút mạnh như bóng đá – Tờ The Asean Post nhận định. Trong bối cảnh F1 đang nỗ lực mở rộng ra nhiều thị trường khác, Việt Nam đã trở thành nước thứ 3 trong khối ASEAN đăng cai tổ chức giải đua F1, sau Malaysia và Singapore.

Mặc dù giải đua F1 đã thu hút 1,7 tỷ người xem toàn cầu trên nhiều nền tảng truyền hình và kỹ thuật số trong 2018, tăng 10% so với năm 2017, nhưng Việt Nam không nằm trong Top 20 thị trường về lượng người xem. 

1.jpg
Việt Nam không nằm trong top 20 thị trường về lượt người xem môn thể thao đua xe công thức 1. (Ảnh: Ngọc Duy). 

 

Nhiều người cho rằng, doanh thu quảng cáo từ cuộc đua có khả năng bù lại được chi phí tổ chức sự kiện. Thế nhưng, các cuộc đua F1 nổi tiếng là tốn kém và gây rủi ro tài chính rất lớn về đầu tư và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, các khoản phí khổng lồ theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền thương mại F1 - Liberty Media cũng là một vấn đề đáng lo như chi phí bản quyền thu phát sóng, hình ảnh…

Bài học điển hình từ Malaysia

Việt Nam chỉ cần nhìn vào tấm gương đi trước là Malaysia, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng cai giải đua F1 vào năm 1999. Với số lượng khán giả tham dự thấp kỷ lục - khán đài của Sepang được thiết kế để chứa 120.000 khán giả nhưng chỉ thu hút vỏn vẹn 45.000 khán giả trong năm 2016.

Mặc dù Giám đốc điều hành của Đường đua Quốc tế Sepang - Razlan Razali cho biết, chặng đua cuối cùng vào năm 2017 đã bán được nhiều vé hơn, tăng 65% so với năm 2016 nhưng phần lớn là do giá vé đã giảm “kịch sàn” 82% cho người dân địa phương. Malaysia đã chi 67 triệu USD để đăng cai cuộc đua mỗi năm, với phần lớn chi phí đến từ chính phủ.

2.png
 Tổng chi phí vận hành 1 giải đua F1 theo năm. 

 

"Năm 2016 là năm có tỷ lệ khán giả xem trực tiếp và xem qua tivi thấp nhất trong lịch sử của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã khuyên chính phủ lựa chọn phương án dừng lại thay vì tiếp tục cố gắng duy trì giải đua F1", Razali nói vào năm 2017.

Không riêng Malaysia, các cuộc đua ở Hàn Quốc - nơi đường đua được xây dựng theo yêu cầu chỉ được sử dụng trong một tuần mỗi năm khi giải đấu F1 đến thành phố. Các đơn vị tổ chức đều rút ra được những bài học đắt giá về sự thua lỗ

2020 - Năm “đen tối” của F1

Theo thông tin từ trang Essentially Sport, F1 đã tính toán kỹ về thời gian, địa điểm tổ chức trong năm 2020 như kiểm tra sức khoẻ và giới hạn số lượng người xem trực tiếp để đối phó với Covid-19 nhằm không giải đua nào bị hoãn. Nhưng, trên thực tế, thực tế quá phũ phàng với giải đua tốc độ danh giá nhất hành tinh.

Sau khi trở lại vào tháng 3 năm nay, F1 đã phải hủy giải Grand Prix Australia. Khi đó, một tay đua của đội McLaren F1 đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Vì vậy, anh và một số đồng nghiệp phải rút lui và cách ly cho đến khi họ bình phục. 

 

3.png
Chặng đua Công thức 1 tại Australia chính thức thông báo huỷ vào ngày 13/3.

 

Tiếp sau đó, các chặng đua tại Azerbaijan, Singapore và Nhật Bản theo chân Australia, Monaco, Pháp và Hà Lan lần lượt thông báo hoãn tổ chức trong năm 2020. Tất cả đều khẳng định việc không tổ chức trở nên hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho các tay đua, ban tổ chức F1 cũng như khán giả.

Ông Prem Shamdasani - Phó giáo sư Khoa Kinh tế và Marketing của Trường đại học Quốc gia Singapore chia sẻ trên tờ The Straits Times: “Việc tổ chức F1 trong thời điểm này hoàn toàn không có ý nghĩa về tài chính và marketing đối với Singapore. Với lợi tức đầu tư thấp, việc hủy bỏ là một quyết định đúng đắn”. 

Tình hình đại dịch chưa thể kiểm soát, rủi ro lớn về tài chính, số lượng “fan” không nhiều. Có lẽ, nhiều khán giả Việt Nam cũng đồng tình, huỷ giải đua F1 2020 tại Việt Nam là quyết định hoàn toàn đúng đắn, nhất là khi đây vẫn là một môn thể thao vô cùng xa lạ với công chúng./.

 

 

Phạm Ngọc
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top