Năm 2018, Trung tâm có kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề dưới 3 tháng gồm 25 lớp với 875 học sinh, đào tạo nghề sơ cấp với 140 học sinh, có khoảng 15 nghề đào tạo.
Nhờ thường xuyên nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, đồng thời được sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên môn của các ngành chức năng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã liên tục hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Trung tâm cho biết, những năm qua, công tác tổ chức của đơn vị được củng cố, kiện toàn kịp thời, đội ngũ cán bộ viên chức trong đơn vị tuổi đời còn trẻ, không ngại khó khăn gian khổ, nhiệt tình công tác, có trình độ văn hóa và được đào tạo chuyên môn cơ bản, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác.
Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Mèo Vạc thực hiện nhiệm vụ sau Đề án sáp nhập trung tâm. Vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu, Trung tâm đã tăng cường huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ nguồn xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo hợp lý, hình thức đào tạo phong phú. Bên cạnh hoạt động giảng dạy văn hóa THPT, Trung tâm còn làm tốt công tác hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, liên kết đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Năm học 2016 - 2017, Trung tâm đã duy trì được 4 lớp với 83 học viên, tỷ lệ chuyển lớp đạt 100%, học viên khối 12 đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt 100%. Trong công tác dạy nghề, Trung tâm đã mở được các lớp dạy nghề phổ thông, hoàn thành kế hoạch dạy nghề cho học viên tại các xã, thị trấn. Cũng trong năm 2017, Trung tâm nhận hợp đồng đào tạo 816 học sinh, tổ chức tuyển sinh được 26 lớp với 880 học sinh. Số học sinh tốt nghiệp là 808, trong đó trên 80% học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, tự tạo việc làm trong và ngoài tỉnh.
Bước sang năm 2018, Trung tâm có kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề dưới 3 tháng gồm 25 lớp với 875 học sinh, đào tạo nghề sơ cấp với 140 học sinh, có khoảng 15 nghề đào tạo.
Trong buổi tổng kết năm học, ông Mua Hồng Sinh, Phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc đã rất ấn tượng với thành tích này của Trung tâm và đề nghị Trung tâm tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề theo kế hoạch đã xây dựng. Chú ý đánh giá kết quả đào tạo theo 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Chỉ thị 2118 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Tạo mọi điều kiện để học viên có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, giúp học viên yên tâm học tập. Đẩy mạnh liên kết với Trường Trung cấp nghề Hà Giang mở các lớp đào tạo nghề cho học viên, đặc biệt là người lao động tại các xã, thị trấn.
Dù vậy, ông Nguyễn Văn Hiền cũng rất băn khoăn khi Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khi địa hình phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều thôn bản không đi được xe máy; trình độ dân trí thấp, nhận thức về vấn đề học nghề của nhân dân chưa đầy đủ, do đó công tác vận động, duy trì sĩ số gặp không ít khó khăn. Bên cạnh những xã, cấp ủy chính quyền rất quan tâm, phối kết hợp thực hiện tốt vẫn còn một số xã chưa thực sự quan tâm tuyên truyền vận động học viên. Chưa có chính sách riêng để động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên làm công tác dạy nghề tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; chế độ tiền lương chưa đủ thu hút các nhà khoa học, kỹ sư, nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia vào hoạt động dạy nghề tại vùng sâu vùng xa.
Để khắc phục khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu đào tạo tuyển sinh năm 2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Mèo Vạc sẽ thực hiện nghiêm túc Đề án Đổi mới tác phong lề lối làm việc và Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua của huyện, ngành và đơn vị, nhất là phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Tăng cường công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn và các doanh nghiệp tiếp tục tuyên truyền, đổi mới các hình thức tuyên truyền tư vấn làm tốt công tác tuyển sinh, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động sau khi học nghề.
Ông Hiền kiến nghị, Đảng bộ các xã, thị trần cần ra nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, khu thực hành cho Trung tâm thực hiện các lớp dạy nghề lưu động tại các xóm do xã quản lý.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.