Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 22 tháng 8 năm 2020 | 10:17

TT - Huế: Thanh toán tiền điện trực tuyến - “cú hích” từ dịch bệnh

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã triển khai các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ thanh toán tiền điện trực tuyến, tạo thay đổi lớn trong thói quen thanh toán tiêu dùng của khách hàng.

Thay đổi thói quen thanh toán - xu hướng của tương lai, “cú hích” từ hiện tại

Thực hiện các văn bản pháp lý của Chính phủ, của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế liên quan đến việc triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như: Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1000/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, văn bản số 7177/UBND-KH ngày 11/08/2020…, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế (TTHPC) đã chủ động thông tin liên tục đến với khách hàng, phối hợp với đối tác ngân hàng/tổ chức trung gian thanh toán để tuyên truyền, vận động khách hàng chuyển đổi phương thức thanh toán, ưu tiên sử dụng hình thức thanh toán điện tử, trích nợ tự động, thanh toán bằng ví điện tử.

Tư vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt tại quầy giao dịch của TTHPC.
Tư vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt tại quầy giao dịch của TTHPC.

 

Phân tích về thói quen thanh toán tiền tiền điện trực tuyến, TTHPC nhận định, để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt không phải dễ, đặc biệt là khách hàng ở khu vực còn hạn chế về hạ tầng công nghệ như nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí, dù đã hiểu rõ lợi ích của thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại nhưng vì tính “tiện dụng”, nhiều người vẫn khó bỏ được thói quen để sử dụng tiền mặt để thanh toán.

Tuy nhiên, TTHPC cũng xác định rằng, với sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, sự hoàn thiện về mặt hạ tầng công nghệ, khung pháp lý, hỗ trợ mọi điều kiện để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tạo nên những bước “chuyển mình” mới trong việc chuyển đổi thói quen của khách hàng trong tương lai.

Và, thực tế dịch bệnh Covid-19 hiện nay, người dân đã được khuyến nghị tránh những nơi đông người, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc các vật trung gian được nhiều người sử dụng (tay nắm cửa, tiền mặt…) để hạn chế sự lây truyền của virus trong cộng đồng.

Từ đó TTHPC nhận định, với xu hướng trong tương lai và chính dịch bệnh hiện tại đã tạo nên “cú hích”, cái nhìn hoàn toàn mới để người dân khám phá sự tiện lợi của dịch vụ trực tuyến trong mọi lĩnh vực, trong đó có thanh toán tiền điện.

Đánh giá việc thanh toán tiền điện qua ví điện tử MoMo, chị Phương Nhiên (đường Dương Văn An, thành phố Huế) cho biết, từ khi biết đến hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến qua ví điện tử chị đều sử dụng hình thức thanh toán này thay cho các hình thức khác vì sự thuận tiện mà dịch vụ mang lại.

Việc thanh toán được gói gọn lại bằng thao tác tải ứng dụng MoMo, liên kết tài khoản thanh toán với ví điện tử và chọn thanh toán tiền điện, nhập thông tin khách hàng để thanh toán. Thời gian thao tác chỉ 1-2 phút ngay trên thiết bị di động thay vì phải mất nhiều thời gian di chuyển đến các điểm thu tiền như trước, chị Nhiên nói về những tiện lợi của việc thanh toán trực tuyến.

“Miếng bánh” thị phần thanh toán trực tuyến trở nên hấp dẫn

Thống kê của TTHPC trong 07 tháng đầu năm 2020 cho thấy, tổng hóa đơn tiền điện thanh toán qua ngân hàng/tổ chức trung gian thanh toán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt hơn 1,3 triệu giao dịch, trong đó số lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt là 1,1 triệu giao dịch, chiếm 54,6% tổng số giao dịch thanh toán, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ, doanh thu thanh toán không sử dụng tiền mặt đạt 1.614 tỷ đồng, chiếm 82,6% tổng số doanh thu thu được trong kỳ.

Giao dịch thanh toán tiền điện qua ngân hàng/tổ chức trung gian trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 07 tháng đầu năm 2019, 2020.
Giao dịch thanh toán tiền điện qua ngân hàng/tổ chức trung gian trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 07 tháng đầu năm 2019, 2020.

 

Tính đến nay, TTHPC đã và đang triển khai hợp tác thu hộ tiền điện với 15 ngân hàng, 9 tổ chức trung gian thanh toán gồm ECPay, VNPay, ViettelPay, Payoo, MoMo, VNPTPay, AirPay, Vimo, ZaloPay. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của hình thức thanh toán qua ví điện tử đang thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách hàng, “miếng bánh” thị phần thanh toán trực tuyến trở nên hấp dẫn trong màn “rượt đuổi” giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ do các ví điện tử mang lại.

TTHPC đã và đang triển khai hợp tác thu hộ tiền điện với 15 ngân hàng, 9 tổ chức trung gian thanh toán.
TTHPC đã và đang triển khai hợp tác thu hộ tiền điện với 15 ngân hàng, 9 tổ chức trung gian thanh toán.

 

Trong những tháng cuối năm 2020, TTHPC tiếp tục phấn đấu tăng tỷ lệ hóa đơn thanh toán qua NH/TCTG trên 62%, tăng dần tỷ lệ hóa đơn thanh toán không sử dụng tiền mặt trên 55%, trên 90% doanh thu đến từ các giao dịch thanh toán điện tử không sử dụng tiền mặt, đạt và vượt mục tiêu năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền đến khách hàng, tập trung hướng đến phát triển dịch vụ thanh toán qua ví điện tử cho nhóm khách hàng nông thôn không sử dụng tài khoản ngân hàng.

TTHPC đa dạng hóa kênh hỗ trợ khách hàng.
TTHPC đa dạng hóa kênh hỗ trợ khách hàng.

 

“Đẩy mạnh thanh toán các dịch vụ công, dịch vụ điện bằng phương thức không sử dụng tiền mặt đã và đang trở thành một xu hướng tiêu dùng hiện đại, phù hợp với xu hướng “nói không với tiền mặt”, đặc biệt là trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, có thể biến thách thức từ dịch bệnh thành cơ hội để tạo sức bật cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai”, đại diện TTHPC nhấn mạnh.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top