Từ 6h ngày 8/8, Hà Tĩnh tạm dừng một số dịch vụ thiết yếu
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản triển khai một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, trong đó tạm dừng một số dịch vụ không thiết yếu từ 6h ngày 8/8/2021 cho đến khi có chỉ đạo tiếp theo.
Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều người từ vùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về địa phương có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hạn chế sự lây lan trong cộng đồng, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai ngay một số biện pháp cấp thiết (thời gian thực hiện từ 6h ngày 8/8/2021 cho đến khi có văn bản chỉ đạo tiếp theo).
Theo đó, tạm dừng một số dịch vụ không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm: cắt tóc, gội đầu, làm móng tay/móng chân; các cơ sở thẩm mỹ/spa; phòng tập gym, yoga.
Tiếp tục dừng hoạt động đối với khu vui chơi, giải trí, rạp chiếu phim, dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, xông hơi, massage; các điểm cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy cập internet công cộng; quán/điểm ăn, uống vỉa hè.
Các nhà hàng, quán bia, quán ăn trong nhà được phép hoạt động nhưng phải có vách ngăn chắn giọt bắn và sắp xếp giãn cách chỗ ngồi dưới 50% công suất; khuyến khích bán hàng mang về.
Chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như: đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ; trang bị phòng hộ cho nhân viên; bố trí đầy đủ phương tiện để rửa tay, sát khuẩn; ghi chép đầy đủ thông tin của khách hàng (họ tên, địa chỉ, số điện thoại) để phục vụ truy vết khi cần thiết.
Chủ cơ sở kinh doanh, khách hàng không tuân thủ, vi phạm các nội dung nêu trên sẽ bị đóng cửa, dừng hoạt động và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hạn chế tối đa số lượng người tham gia đám tang và yêu cầu tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; khuyến khích người dân chưa tổ chức đám cưới, ăn hỏi, sinh nhật, mừng nhà mới…
Đối với các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì cơ quan tổ chức phải thực hiện nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch, số lượng người tham dự không quá 30 người/phòng họp, lập danh sách, địa chỉ, số điện thoại tất cả đại biểu tham dự; người có biểu hiện sốt, ho, cảm cúm… tuyệt đối không được tham dự; trong trường hợp thực sự cần thiết phải tổ chức với số lượng trên 30 người thì cơ quan tổ chức phải xin ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh bằng văn bản.
Siết chặt công tác quản lý các chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh. Không tập trung quá 5 người tại một khu vực cùng một thời điểm ở vườn hoa, công viên, quảng trường, đường phố, bãi biển và tại các khu vực ngoài trụ sở cơ quan, cơ sở kinh doanh, trường học, cơ sở y tế và các nơi công cộng khác.
Các hoạt động tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng (kể cả ngày Rằm tháng 7) được tổ chức không quá 30 người tham gia và phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 204 ca mắc COVID-19.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.