Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 5 năm 2021 | 19:12

Từ hôm nay, tăng thời gian cách ly tập trung lên 21 ngày

Đó là thông tin được Bộ Y tế thông báo tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021 diễn ra vào chiều nay (5/5). Ông Trần Văn Sơn, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp.

 Toàn cảnh buổi họp báo.

 

 Xuất nhập, khẩu đạt tốc độ cao nhất trong 10 năm qua

Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, tính đến trung tuần tháng 4, cả nước đã gieo cấy được 3.001,1 nghìn ha lúa đông xuân; trong chăn nuôi, đàn trâu giảm khoảng 2,4% so với cùng kỳ năm 2020; đàn bò tăng khoảng 1%; đàn lợn tăng 11,1%; đàn gia cầm ước tăng 8,3%. Tính đến ngày 23/4/2021, cả nước không có ổ dịch tai xanh trên lợn; có 09 ổ dịch cúm gia cầm A/HSN6 tại 06 tỉnh; có 16 ổ dịch lở mồm long móng tại 07 tỉnh; có 276 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 22 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Tháng 4, diện tích trồng rừng mới tập trung ước đạt 28,8 nghìn ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.164 nghìn m3 gỗ, tăng 7,2%. Tính đến trung tuần tháng 4, diện tích rừng bị thiệt hại là 509,9 ha, giảm 7,8% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích rừng bị cháy là 222,2 ha (giảm 13,3%), do bị chặt, phá là 287,7 ha (giảm 3,1%).

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng ngành thuỷ sản ước đạt 2.484,9 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ; trong đó, nuôi trồng ước đạt 1.269,9 nghìn tấn, tăng 2,8%; khai thác ước đạt 1.215,1 nghìn tần, tăng 1,4%.

 

 Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp.

 

Trong sản xuất công nghiệp, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5%; riêng ngành khai khoáng giảm 5,72%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.695,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 2,8%), nếu loại trừ yêu tố giá tăng 9,03% (cùng kỳ năm 2020 giảm 7,76%); trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.352,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,8% tổng mức và tăng 9,8%; doanh thu các dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 164,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,7% và tăng 10,1%

Trong 4 tháng, vận tải hàng hóa đạt 617,6 triệu tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ giảm 7,2%) và luân chuyển 116,9 tỷ tần.km, tăng 12,1% (cùng kỷ giảm 7,822); vận tải hành khách đạt 1.263,6 triệu lượt khách, giảm 0,4% với cùng kỳ năm 2020 và luân chuyển chuyển 54,8 tỷ lượt khách.km, giảm 5,8%.

 

 Hoạt động xuất, nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 4 tháng ước đạt 206,51 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ 2020; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tăng thời gian cách ly từ 14 lên 21 ngày

Liên quan tới dịch Covid-19, ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong 4 tháng đầu năm được ứng phó, kiểm soát hiệu quả nhờ sự chủ động, linh hoạt, kịp thời và kinh nghiệm của Chính phủ. Bộ Y tế đã đẩy mạnh triển khai tiêm chủng vắc xin đến người dân, tính đến ngày 29/4/2021 đã tiêm cho 425 nghìn người tại 56 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, nhất là tác động bùng phát dịch của các nước có chung đường biên giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các địa phương cũng đã chủ động rà soát, dừng các lễ hội, sự kiện đông người không cần thiết để tăng cường phòng, chống dịch trong đợt nghỉ lễ 30/4-01/5. Trong dịp nghỉ lễ cuối tháng 4, đã xuất hiện các ca lây nhiễm cộng đồng tại một số địa phương, như: Hà Nam, Yên Bái và Vĩnh Phúc...

 

 

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến nay Việt Nam 3.022 ca mắc Covid-19, riêng ngày hôm nay có 26 ca, mới nhất ghi nhận 14 ca ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ngay khi phát hiện Bộ Y tế họp với UBND TP Hà Nội ra quyết định đóng cửa Bệnh viện, nội bất xuất, ngoại bất nhập, tiến hành làm công tác truy vết. Sau khi kham khảo ý kiến chuyên gia, Bộ Y tế đã quyết định tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày, thời gian bắt đầu từ hôm nay.

Liên quan tới hộ chiếu vắc xin, theo Bộ Y tế, sẽ nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét thời gian phù hợp với quan điểm an toàn cho người dân đặt lên hàng đầu. Thời gian tới, bên cạnh việc tiêm chủng chúng ta cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Đối với chuyên gia nhập cảnh, chủ trương của chúng ta không cấm, nhưng khi các địa phương đề xuất các bộ, nghành sẽ xem xét kỹ, thực sự đúng người, hiệu quả.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, chúng ta đang tiếp cận bằng mọi cách có thể để có vắc xin, trong năm 2021 đầu năm 2022 có một số nguồn khoảng 99 triệu liều vắc xin từ một số nhà sản xuất vắc xin trên thế giới. Ngoài ra, chúng ta nhận được khoảng 2 triệu liệu hỗ trợ của Nga. Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ một số nước.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top