Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2019 | 19:9

Tuổi trẻ Bắc Ninh nhạy bén trong làm giàu

Xuất phát từ nghề vận chuyển cát sỏi trên sông Thái Bình, Đoàn viên Trần Bá Hợi, thấy nghề nuôi cá lồng trên sông khá ổn định, vậy là anh “rẽ ngang”, ai ngờ trúng đậm.

Gặp chúng tôi vào một sáng đẹp trời, anh Trần Bá Hợi, sinh năm 1983, Đoàn viên Chi  đoàn Hoàng Kênh, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh), cho biết, hàng ngày phải chở vật liệu xây dựng trên sông Thái Bình đi Quảng Ninh, đoạn qua sông Kinh Thầy, gặp những người nuôi cá lồng trên sông, thường ghé lại xem.

 

img_4050.JPG

 Cán bộ Tỉnh đoàn Bắc Ninh (trái) và anh Hợi đang cho cá lồng ăn

 

Sau nhiều lần theo dõi, thấy nghề nuôi cá trên sông khá ổn định, vì vậy, anh quyết định bỏ nghề, không ngờ đã thắng lớn.

Quyết tâm nuôi cá lồng trên sông, anh Hợi đã đóng lồng cá bằng ống kẽm 54m2, sâu 3m, xung quanh quây lưới và bạt, khoảng 1m, để ngăn chất thải bẩn trên sông, và thức ăn cho cá không bị lọt ra ngoài; kinh phí 40 triệu đồng/lồng.

Tiếp theo, thả các loại cá như diêu hồng: 5 – 7.000 con/lồng; cá lăng 2.000 con/lồng; chép 2.500 con/lồng; trắm cỏ: 1.000 con/lồng. Thức ăn cho cá là cám của Công ty Kinh Bắc (Tập đoàn DABACO).

Hiện, anh Hợi có 14 lồng cá, bình quân 3 lứa/năm, 4 – 5 tấn/ lồng; giá bán cá trắm, chép  60 – 70.000 đồng/kg; diêu hồng 40 – 45.000 đồng/kg; lãi ròng 40 – 60 triệu đồng/lồng. Thu nhập từ cá lãi ròng  400 – 500 triệu đồng/năm.

Ngoài 2 vợ chồng túc trực thường xuyên bên lồng cá, vợ chồng anh còn phải thuê thêm 2 người đánh bắt, với giá 300.000 đồng/người/ngày, cứ 3 ngày thu hoạch xong 1 lồng; đầu ra chủ yếu là thị trường tự do.

Đặc biệt, không những anh Hợi, mà những hộ nuôi cá lồng trên sông còn có loại cá chép giòn, chủ yếu cho ăn bằng đỗ tương (đậu tằm, nhập khẩu từ Úc, Trung Quốc, Canada: 17 – 20.000 đồng/kg).

Chép giòn nuôi thương phẩm 3 – 6kg mới chuyển giòn và phải cho ăn trong 6 tháng, giá bán cao gấp đôi chép thường 120.000 đồng/kg.  

Theo đó, anh Hợi có 3 lồng cá chép giòn, thu nhập khoảng 4 tấn/lồng/năm, cách nuôi này học theo Trung Quốc. Nguyên nhân, do khi làm đậu tương rơi xuống nước, thấy cá ăn thịt giòn hơn, nên họ đã nuôi bằng đỗ tương.    

 Bí thư Đoàn xã Trung Kênh, chị Nguyễn Thị Hương, cho biết: “Năm 2019, trên sông có thêm 1, 2 hộ nuôi cá lồng, tuy nhiên quy mô đang nhỏ, vì thiếu vốn, đã được Hợi tận tình chỉ bảo, giúp đỡ.

Ngoài mô hình nuôi cá lồng của anh Hợi, còn có những gương mặt sáng giá như: Phan Văn Hiếu, thôn Cát Trại, chuyên ấp con giống vịt, gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thôn có đoàn viên nào muốn lập nghiệp, đều được Hiếu giúp đỡ con giống, chỉ bảo cách chăm sóc. Hoặc tư vấn cho các bạn nuôi vịt trên ao, thả cá ở dưới rất thành công. 

Anh Nguyễn Văn Linh, thôn Cát Hạ, mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng Linh đã quản lý xưởng gỗ mộc, sản xuất bàn ghế, giường tủ lớn ở Lương Tài, thu nhập hàng trăm triệu đồng lãi ròng/năm”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top