Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2022 | 15:38

Tưởng niệm 158 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết

Sáng 19/8, tại đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi), Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi tổ chức lễ tưởng niệm 158 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2022).

Dự lễ có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi - Trần Hoàng Tuấn; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo TP. Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh cùng bà con tộc họ của Anh hùng dân tộc Trương Định. 
 
Dâng hương, hoa để tưởng nhớ anh linh của vị anh hùng dân tộc Trương Định
Dâng hương, hoa để tưởng nhớ anh linh của vị anh hùng dân tộc Trương Định.

 

Tại buổi lễ, các đại biểu, bà con tộc họ, nhân dân địa phương đã dành phút mặc niệm, cùng nhau ôn lại truyền thống yêu nước, những chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc. Đồng thời, trang trọng tổ chức các nghi thức lễ giỗ, lễ dâng hương, hoa để tưởng nhớ anh linh của vị anh hùng dân tộc và tham quan đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định.
 
Đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi
Đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi

 

Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1820, người làng Tư Cung, nay là xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Năm 24 tuổi, ông theo cha vào Nam, chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp, trở thành bậc tiền hiền mở đất khai cơ ở vùng Tân An, Định Trường. Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ.
 
Trương Định (1820- 1864), Bình Tây Đại nguyên soái - Trung thiên tướng quân, quê quán làng Tư Cung, nay thuộc xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Theo cha vào Nam năm 1844, lấy vợ và định cư ở Tân An (Long An). Năm 1854, xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận (vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang), được phong chức phó quản cơ, rồi quản cơ.
 
Từ tháng 2/1859- tháng 6/1862, chỉ huy cơ binh đồn điền tham gia chống Pháp, được phong chức phó lãnh binh Gia Định. Ngày 05/6/1862, Triều đình ký hiệp ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, phong Trương Định chức lãnh binh An Giang và ra lệnh cho ông bãi binh.
 
Khác với đám quan lại hèn nhát, chủ bại; thể theo nguyện vọng của nghĩa dân, ông khước từ lệnh Triều đình, nhận danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái do nhân dân suy tôn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nông dân Gò Công- miền Đông Nam Bộ.
 
Dưới ngon cờ lãnh đạo của Trương Định, nghĩa quân lập căn cứ kháng chiến, liên tục tấn công, gây cho giặc nhiều tổn thất, buộc chúng phải huy động lực lượng lớn bao vây, truy bức. Ngày 20/8/1864, tên phản bội Huỳnh Công Tấn dẫn đường cho giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân ở đám lá tối trời (ven biển Gò Công). Trương Định bị trọng thương, nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, ông rút gươm tự vẫn, bảo toàn khí tiết anh hùng.
 
Trương Định là vị anh hùng, biểu tượng chống ngoại xâm kiên cường của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Ông cũng là người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi, được lịch sử lưu danh và nhân dân cả nước kính phục, tôn thờ.
 
 
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top