Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019 | 14:49

Tuyên Quang: Thực hiện nhiều giải pháp chống rét cho gia súc, gia cầm

Những ngày gần đây tại Tuyên Quang nhiệt độ liên tục giảm, đặc biệt là về đêm và sáng sớm ở các huyện vùng cao. Để giảm thiểu thiệt hại cho cho đàn gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi, Sở NN&PTNT đã có kế hoạch triển khai nhiều giải pháp.

người-dân-xã-tân-long-yên-sơn-che-chắn-chuồng-chống-gió-lùa-vào-đàn-trâu-abo-tuyen-quang.jpg
Người dân xã Tân Long (Yên Sơn) che chắn chuồng chống gió cho đàn trâu (ảnh: Báo Tuyên Quang).
 

Triển khai nhiều giải pháp

Để chủ động phòng chống nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch, bệnh gây ra, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang xây dựng Phương án phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi vụ đông - xuân 2019-2020

Theo đó, hộ chăn nuôi cần có chuồng trại theo kết cấu chắc chắn, kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Xây chuồng theo hướng đông nam, tránh gió lùa, mưa ướt. Chuồng có hệ thống thoát nước, hố chứa chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn trượt, ẩm mốc.

Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và phát quang các bụi cây rậm, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước khu vực xung quanh chuồng nuôi; chuẩn bị dự phòng bạt, phên nứa... để khi nhiệt độ xuống mức rét đậm, rét hại dùng để quây xung quanh chuồng nuôi che chắn cho trâu, bò.

Những hộ chăn nuôi với số lượng lớn thả trên rừng, trong khu lòng hồ thủy điện Tuyên Quang không đưa trâu, bò về nhà thì phải làm lán tạm ở những nơi ít gió lùa để đưa trâu, bò về trong mùa đông; tuyệt đối không thả rông gia súc trong những ngày mưa rét, nhiệt độ xuống thấp dưới 12oC.

Về chăm sóc, nuôi dưỡng, khẩu phần ăn của trâu, bò trưởng thành bình quân 20-30 kg thức ăn thô/con/ngày, 0,5-1kg cám các loại, cho uống nước sạch pha với muối (20-30g muối/con/ngày). Chăm sóc tốt cho số trâu, bò già yếu và bê, nghé non mới sinh.

Khi nhiệt độ thời tiết từ 120C đến dưới 150C, cần tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cân đối khẩu phần ăn phù hợp, đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho đàn trâu, bò có sức chống rét, bệnh tật.

Người chăn nuôi cần dùng phên nứa, bạt che chắn chuồng nuôi đảm bảo không bị gió lùa, mưa hắt vào chuồng; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, giữ khô nền chuồng phải có chất độn khô ráo đủ ấm, buổi tối đưa trâu, bò về chuồng, không được buộc trâu bò ở gốc cây, bờ rào hoặc thả rông quanh nhà làm cho trâu bò bị tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống rét; đối với các hộ gia đình chưa có điều kiện làm chuồng thì phải làm lán tạm hoặc các hộ nuôi trâu, bò cùng khu vực chăn thả có thể liên kết cùng nhau làm lán tạm để nhốt trâu, bò.

Khi nhiệt độ thời tiết xuống dưới 120C, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động người chăn nuôi dồn trâu, bò về nuôi nhốt tại chuồng, lán tạm, tuyệt đối không thả rông tự do ngoài đồng, ngoài bãi chăn thả, trên rừng qua đêm.

Cho trâu, bò nghỉ làm việc và cho ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tăng khẩu phần thức ăn tinh của trâu, bò lên khoảng từ 1-2kg/con/ngày để bổ sung năng lượng giúp trâu, bò chống lại giá rét. Chú ý cho trâu, bò ăn thức ăn thô trước rồi sau đó mới cho ăn thức ăn tinh, cho uống đủ nước sạch pha với muối (20-30g muối/con/ngày). 

Có thể thực hiện các biện pháp chống rét cho trâu, bò bằng cách dùng chăn, bao tải khoác cho trâu, bò, hoặc có thể dùng bóng điện, đốt than củi, trấu để sưởi ấm cho trâu, bò đặc biệt là bê, nghé.

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe đàn trâu, bò, trường hợp có trâu, bò chết, chủ hộ chăn nuôi có trách nhiệm báo cho cán bộ chăn nuôi và thú y xã xác minh đồng thời có báo cho thôn, xã lập biên bản báo cáo UBND huyện theo quy định.

Để có đủ thức ăn cho trâu, bò người chăn nuôi trồng chăm sóc diện tích thức ăn thô xanh như cây ngô, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ VA06; tận dụng triệt để nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía để chế biến, dự trữ thức ăn bằng phương pháp ủ chua hoặc phơi khô đánh thành cây để sử dụng cho đàn trâu, bò ăn trong vụ đông.

Người dân đã chủ động chống rét 

Trước diễn biến của thời tiết, sự cảnh báo của cơ quan chức năng những ngày gần dây tại xã Tiến Bộ (Yên Sơn) người chăn nuôi đã chủ động, tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi.

Điển hình như gia đình ông Hà Mạnh Thắng, thôn Cà, xã Tiến Bộ (Yên Sơn) có 4 con bò, 1 con trâu. Mấy hôm nay trời rét  gia đình ông đã mua bạt về che kín chuồng, đốt trấu giữ ấm cho trâu, bò. Ban ngày trời ấm ông mới đưa trâu, bò ra ngoài để vận động. Cùng với đó, gia đình ông đã bổ sung dinh dưỡng thêm cho trâu, bò bằng cám ngô, cám gạo và uống nước muối pha loãng.

Hay tại trang trại chăn nuôi lợn của gia đình chị Nguyễn Thị Thịnh, ở thôn Cây Xi, xã Cấp Tiến (Sơn Dương), để đàn lợn phát triển tốt trong điều kiện thời tiết giá rét, chị Thịnh đã gia cố, tu sửa chuồng trại không để gió lùa, đồng thời lắp thêm hệ thống bóng đèn sưởi, bảo đảm nhiệt độ trong chuồng nuôi luôn giữ ở mức 24 độ C. Lượng thức ăn cũng được chị bổ sung thêm các chất Vitamin tổng hợp, khoáng chất, kết hợp với tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm, long móng cho đàn lợn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của Tuyên Quang đạt trên 6 triệu con, trong đó đàn trâu, bò trên 135 nghìn con, đàn lợn trên 561 nghìn con; còn lại là gia cầm, thủy cầm. Ghi nhận đến thời điểm này chưa có đàn vật nuôi nào bị chết đói, chết rét do nhiệt độ xuống thấp.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top