Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 5 năm 2016 | 8:0

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Ana

Ngày 9-5, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) thuộc đơn vị bầu cử số 2 gồm có ông Lưu Văn Đức, Hàm Vụ trưởng, Phó vụ trưởng – Vụ địa phương II (Ủy ban dân tộc); Y Khút Niê, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII; Võ Ngọc Tuyên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và Đại tá Nguyễn Thị Xuân, Phó giám đốc Công an tỉnh đã có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri xã Bình Hòa, Quảng Điền, Băng Ađrênh, Duh Kmăl và thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana).

Sau khi được nghe tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động của 5 ứng cử viên các cử tri đề nghị cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng nhái; chế độ chính sách đối với thân nhân người có công với cách mạng; nước tưới cho cây trồng; nhà sinh hoạt cộng đồng; xây dựng kênh mương tại trạm bơm thôn 6 xã Bình Hòa…

Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội đang trao đổi với người dân huyện Krông Ana bên lề tiếp xúc cử tri

Tiếp đó, đoàn ứng cử viên cũng có buổi tiếp xúc với 150 cử tri tại xã Dray Sáp, Ea Bông và Ea Na và đã nghe cử tri 3 xã phản ánh tình trạng mất an toàn giao thông trên tỉnh lộ 2; tình trạng khai thác đất sét bừa bãi tại xã Ea Bông; các cơ sở sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm môi trường…

Tiếp thu toàn bộ ý kiến của người dân, nếu trúng cử vào Quốc hội khóa XIV các đại biểu sẽ làm tốt vai trò người đại biểu nhân dân, thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri tại các các địa phương để nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương, đề nghị địa phương chỉ đạo các cơ quan giải quyết hợp tình hợp lý cho người dân. Các vấn đề ngoài thẩm quyền của địa phương, các ứng cử viên hứa sẽ chuyển đến cơ quan chức năng trả lời.

Anh Thi - Duy Hòa

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top