Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 7 năm 2017 | 5:33

Văn phòng Chủ tịch nước công bố 12 luật

Hôm nay (12/7), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 12 luật.

Đó là Luật Thủy lợi; Luật Quản lý ngoại thương; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Du lịch; Luật Đường sắt; Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn công bố các Lệnh của Chủ tịch nước.

Các luật này đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, Luật Thủy lợi gồm 10 chương, 60 điều. Luật quy định chuyển từ ''phí'' sang ''giá'' sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, từ thủy lợi ''phục vụ'' sang thủy lợi ''dịch vụ'', gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; giúp người sử dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủy lợi là chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư; kinh phí hỗ trợ được ngân sách Nhà nước bảo đảm; Chính phủ sẽ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm ổn định trong phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn. 

Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật thủy lợi để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến bảo đảm tính khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. 

Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 113 điều, Luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương, bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau; chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng 3 tiêu chí lao động, doanh thu, nguồn vốn để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (không quá 200 người) là tiêu chí bắt buộc, được kết hợp với một trong hai tiêu chí là tổng nguồn vốn (không quá 100 tỷ đồng) hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề (không quá 300 tỷ đồng). 

Luật có 4 chương, 35 điều quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. 

Luật Chuyển giao công nghệ gồm 60 điều, được bố cục thành 6 chương. Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Chuyển giao công nghệ 2006, Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/7/2018.

Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Luật thể hiện quan điểm lấy khách du lịch làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch. 

Luật Du lịch gồm 9 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch 2005 với nhiều nội dung được chỉnh sửa nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của các hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 



Luật Đường sắt gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung. Chính sách phát triển đường sắt đã được Luật bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. 

Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước có 9 Chương và 78 Điều. Đây là Luật có đối tượng tác động, cơ quan thực hiện cũng như phạm vi ảnh hưởng rộng do đó để luật có thể đi vào cuộc sống, sớm phát huy hiệu lực, hiệu quả thì việc triển khai thi hành cần có sự chung vai góp sức của nhiều ngành, lĩnh vực cũng như của hầu hết các cơ quan nhà nước.

Luật Trợ giúp pháp lý có 8 Chương, 48 điều. Xây dựng Luật này nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong hoạt động trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và các luật được Quốc hội ban hành gần đây để phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý...

Mục tiêu ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 là khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện được của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự, góp phần đảm bảo áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn.

Luật Cảnh vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Luật gốm 6 Chương, 33 Điều. So với Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005, Luật Cảnh vệ đã bổ sung 02 chương, 12 điều.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Luật có 8 chương, 76 điều.

Luật ra đời nhằm đáp ứng thực tiễn công tác đấu tranh phóng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quy định rõ, cụ thể các trường hợp được sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trong khi làm nhiệm vụ của các lực lượng chức năng có liên quan, góp phần xây dựng và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công gồm 10 Chương, 134 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Dương Thanh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top