Hiện, đang là thời điểm thích hợp để bà con trồng đào các địa phương ven đô Hà Nội cắt tỉa “vanh” (tán) đào, kịp phục vụ Tết Kỷ Hợi 2019.
Ông Nguyễn Văn Hoa, thôn Nội Thôn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín (Hà Nội), cho biết, các con ông đã ra ở riêng, chỉ còn 2 vợ chồng già chăm sóc 150 cây đào cành (1 cành/cây), với diện tích 360m2. Hiện tại, đang là thời điểm thích hợp để chăm sóc, cắt tỉa “vanh” đào, kịp phục vụ Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019.
Theo đó, vườn đào cành của ông Hoa được ghép trên thân đào rừng, từ tháng 12/2017 – 1/ 2018 khi mầm cao khoảng 20cm thì đưa ra vườn trồng. Đến tháng 9/2018, cây đã cao khoảng 50 – 70cm, “vanh” xòe rộng 60 – 70cm. Dự kiến, đến tháng 12 Âm lịch 2018, đào sẽ ra nụ, và nở vào đúng dịp Tết.
Ông Hoa cho biết, chi phí toàn bộ giống, công chăm sóc từ khi ươm đến nay/1 cành đào khoảng 150.000 đồng, dự kiến, cuối năm sẽ bán ra với giá từ 300 – 500.000 đồng/cành.
Mặt khác, vợ chồng ông còn tận dụng đất xung quanh gốc đào để trồng các loại rau ngắn ngày như: Cải, mồng tơi, hành lá... vừa có rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày, vừa bán. Riêng tiền rau ước đạt 8 – 10 triệu đồng/năm, song, cái được lớn nhất là không phải làm cỏ cho đào.
Ngoài ra, vợ chồng ông Hoa còn nấu rượu, nuôi 30 con lợn, để lấy phân bón cho vườn đào và rau. Theo đó, thu nhập từ vườn - chuồng, năm 2017 của 2 ông bà, trên 110 triệu đồng. Năm 2018, ước đạt trên 120 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Tấn, Trưởng thôn Nội Thôn, cho biết: “Thời gian này, bà con trong thôn đang tích cực “hãm” đào, cắt tỉa lá, ngọn, cho đào vào khuôn (vanh đào). Hiện, toàn thôn có trên 300 hộ trồng đào, trong đó có 200 hộ trồng đào thế, còn lại 100 hộ trồng đào cành như ông Hoa”.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.