Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 7 năm 2018 | 15:56

Về Hà Tĩnh thưởng thức kẹo cu đơ Thanh “Gù”

"Chè xanh thêm chút gừng cay/Cu đơ Hà Tĩnh đắm say lòng người". Du khách đến Hà Tĩnh khi đã “lỡ” nếm thử cu đơ Thanh “Gù” thì sẽ nhớ mãi cái vị ngọt thơm của mật mía, cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng.

hanh7.jpg
Vị ngọt thơm của mật mía, cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng làm nên hương vị kẹo cu đơ
Mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn cái kẹo cu đơ nhưng không đủ cung cấp cho khách hàng, ông Nguyễn Đặng Thanh, chủ cơ sở sản xuất cu đơ Thanh Hạnh vẫn rất khiêm tốn cho rằng, kẹo của nhà mình cũng giống kẹo ở những vùng khác. Có chăng, sự khác biệt ấy là ông đã làm kẹo bằng tất cả “tâm huyết”, “cái tâm”, “uy tín”, cũng giống như cu đơ có vị ngon nằm ở hương vị.
 
Thực tế, ai cũng biết, kẹo cu đơ Thanh “Gù” ngon là bởi ông rất kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước trong công thức nấu kẹo như quạt bánh, nhặt lạc, giã gừng… Cũng theo ông Thanh “Thành công không phải là một sự kiện, mà là một quá trình, cái tâm của người làm nghề và sự ghi nhận của khách hàng về chất lượng. Đó là thước đo quan trọng nhất, phụ nghề nghề phụ,yêu nghề nghề theo”.
 
h3.jpg

Kẹo cu đơ Thanh “Gù” ngon là bởi ông rất kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước trong công thức nấu kẹo như quạt bánh, nhặt lạc, giã gừng…

Quả thật, phải đến trực tiếp cửa hàng, nhìn cách ông nấu kẹo mới thấy sự khác biệt. Theo ông Thanh chia sẻ người nấu kẹo có tâm thường nhặt lạc rất kỹ, chỉ những hạt lạc to, đều tăm tắp, không bị mốc mới được dùng để nấu. Kẹo được nấu dẻo hay cứng, thơm hay không thơm là bí quyết riêng của từng nhà. Khi nồi mật mía được quấy đến độ đặc như mong muốn, người thợ nấu kẹo mới đổ lạc vào quấy đến độ lạc vừa dậy lên mùi thơm ngậy. Gia vị của kẹo lạc là gừng nếu sơ ý, chọn loại gừng già quá sẽ bị xơ, chọn loại non quá sẽ ít thơm. Kẹo nấu xong sẽ đổ lên giấy. Khi ăn, người ta sẽ lấy một ít nước bôi lên mặt sau để bóc lớp lót. Về sau, người ta thay thế lớp lót ấy bằng bánh đa vừng. Cách làm ấy tạo thêm rất nhiều hương vị cho kẹo bởi độ giòn của bánh đa nướng và độ thơm của vừng.
 
hanh5.jpg
hanh10.jpg
h10.jpg

Cu đơ Thanh Hạnh đã góp mặt tại các thị trường trong nước và nước ngoài được nhiều người ưa chuộng.

Sinh ra ở quê hương mật mía thôn Tri Nang, xã Thạch Kênh, Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong một gia đình khó khăn, từ nhỏ ông Nguyễn Đặng Thanh vừa đi học, vừa đi buôn mật, trứng, nấu rượu giúp đỡ gia đình. Và rồi, ông nhận ra rằng, thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất quê hương Thạch Kênh của ông là lạc, gừng, mật mía, nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất ra kẹo tại sao lại không thử làm một cái gì khác đi. Ông bắt đầu học nấu kẹo lạc, đổ buôn cho các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Những ngày đầu vào nghề khen có, chê có nhưng ông thu nhặt hết để quyết tâm học nghề, tích lũy kinh nghiệm và vốn để lập nghiệp, khi đó ông mới 20 tuổi.
 
hanh8.jpg
Ông Nguyễn Đặng Thanh,chủ cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Thanh Hạnh đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề.
Năm 1994 sau khi tích lũy được ít vốn ông quyết định vào thành phố lập nghiệp,mở cửa hàng. Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, ông đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng hậu phương của ông là vợ, con, gia đình đã giúp ông củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo cu đơ Thanh Hạnh ngày càng vững mạnh, khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng.
 
hanh4.jpg
Kẹo được đóng gói bằng máy đảm bảo vệ sinh
Kể về chuyện vì sao người ta gọi cu đơ mang tên Thanh “Gù”, ông cho hay: “Trong một lần đi bỏ kẹo không may tôi bị tai nạn bị ảnh hưởng cột sống. Cái tên đó đã gắn với tôi từ đó như cách mà khách hàng không muốn lẫn với tên ai. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, đến với nghề nấu cu đơ từ hai bàn tay trắng, những ngày rong ruổi đi buôn đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm, vốn sống, học nghề để làm nên một thương hiệu cu đơ Thanh Hạnh như hôm nay. Tôi chưa dám nói đã thành công nhưng trên hành trình ấy, tôi nghĩ tôi có niềm đam mê, nhiệt huyết, đạo đức nghề nghiệp, uy tín để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm kẹo cu đơ Thanh Hạnh, món quà được coi là linh hồn của quê hương Hà Tĩnh”.
hanh9.jpg

Kẹo cu đơ với nước chè xanh vừa mới om tạo nên hương vị rất riêng của món ngon Hà Tĩnh.

 

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top