Những ngày này, trên khắp mọi nẻo của đất nước, ai ai cũng hướng về kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ trong lòng dân, và là người luôn chiếm trọn trái tim của mỗi con dân đất Việt.
Những ngày này, trên khắp mọi nẻo của đất nước, ai ai cũng hướng về kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019), Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ trong lòng dân, và là người luôn chiếm trọn trái tim của mỗi con dân đất Việt.
Di tích quốc gia đặc biệt
Kim Liên (Nam Đàn – Nghệ An), mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra một con người vĩ đại - Hồ Chí Minh. Quần thể khu di tích Kim Liên là địa danh hầu hết ai cũng biết, nơi đây lưu giữ hồn cốt của dân tộc, cái nôi của vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước.
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên là một trong những di tích đặc biệt quan trọng về Người. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích này thành di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây lưu giữ những di tích, tài liệu, hiện vật gắn liền với quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê. Khu di tích có sức hút mạnh mẽ đồng bào cả nước và du khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tưởng niệm và du lịch, tìm hiều mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” đã sinh ra một trong những vĩ nhân bậc nhất của nhân loại.
Khu di tích Kim Liên bao gồm: Cụm Di tích Hoàng Trù với diện tích hiện tại 2ha, nơi mà cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng chào đời và sống 5 năm tuổi ấu thơ (1890 - 1895). Cả không gian văn hóa Hoàng Trù của thế kỷ XIX gắn với tuổi thơ và gia đình người thân của Bác được tái hiện tại đây.
Cùng với đó, cụm di tích Làng Sen gồm: Di tích Ngôi nhà cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, nơi Bác sống 5 năm thời niên thiếu (1901- 1906), và là nơi Bác về thăm 2 lần: ngày (16/6/1957 và ngày 9/12/1961).
Di tích nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác Hồ; Di tích nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Sinh; Di tích nhà cụ Vương Thúc Quý - thầy dạy học của Bác ở Làng Sen; Di tích Giếng Cốc - nơi Bác Hồ thường ra lấy nước khi ở làng Sen; Di tích Lò rèn Cố Điền - nơi Bác thường sang chơi khi còn ở làng Sen; di tích Cây đa Sân vận động làng Sen.
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan (diện tích 47ha), thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích Núi Chung (diện tích 109ha) - nơi Bác thường lên chơi thời niên thiếu; Đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài (Đền Thánh cả), nơi đây khi còn niên thiếu, Bác đã cùng cha thường qua thắp hương tưởng nhớ, tri ân Tướng quân.
Ngược dòng lịch sử, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, vào năm 1956, Đảng ta có chủ trương khôi phục lại các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương của Người. Ngôi nhà cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được phục dựng vào năm 1956. Năm 1959, ngôi nhà ở Hoàng Trù được phục dựng. Kể từ đó, Khu di tích Kim Liên bắt đầu mở cửa đón khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Năm 1964, trước nhu cầu tiếp đón các đoàn khách ngày càng đông, có nhiều đoàn khách quan trọng trong nước và quốc tế, Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng một ngôi nhà Bảo tàng để trưng bày các hiện vật về Bác, do kiến trúc sư nổi tiếng Hoàng Như Tiếp thiết kế. Biết được điều đó, Bác không đồng ý và yêu cầu chuyển chức năng ngôi nhà đó sang làm nhà khách.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh để tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Trên cơ sở các di tích lưu niệm đã có, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng Bảo tàng Kim Liên- bảo tàng về Hồ Chí Minh đầu tiên trong cả nước, do đồng chí Trường Chinh chỉ đạo và Bộ chính trị phê duyệt nội dung trưng bày. Bảo tàng Kim Liên trở thành nơi hội tụ tình cảm của đồng bào cả nước và bầu bạn quốc tế đối với Bác Hồ kính yêu.
Điểm đến trong lòng mọi người Việt
Từ ngày mở cửa phục vụ khách tham quan đến nay, Khu di tích Kim Liên đã đón tiếp hơn 50 triệu lượt người đến dâng hoa, dâng hương, thăm viếng tưởng niệm Bác Hồ. Hàng năm, số lượng khách đến tham quan, báo công tưởng niệm bình quân 1,5 - 1,8 triệu lượt người. Đặc biệt, năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Kim Liên đón 4,3 triệu lượt khách tham quan. Vào các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các kỳ đại hội, cán bộ và nhân dân ta đều tổ chức các hình thức: tham quan, thăm viếng, báo công tưởng niệm tại Khu di tích Kim Liên, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn.
Ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu di tích Kim Liên, chia sẻ: “Hàng năm, có hàng triệu lượt khách về với khu di tích để tham quan, nghiên cứu, học tập, trải nghiệm và báo công. Nhiều nhất là vào mùa hè, các dịp lễ lớn của dân tộc”. Hầu hết du khách trong và ngoài nước về với khu di tích là để hiểu hơn về Bác, về thời niên thiếu của cậu bé Nguyễn Sinh Cung thuở nào.
Tôi đã nhiều lần hỏi các bạn trẻ sau mỗi lần về với Khu di tích Kim Liên. Có người miền Trung, cũng có người miền Bắc và cũng có bạn là người miền Nam. Mỗi lần như thế, tôi thấy các bạn ấy suy niệm lắm. Sự đơn sơ đến bình dị, mấy rặng tre, những bông hoa râm bụt, hoa bưởi thơm lừng quyện vào hương cau. Họ xúc động, bởi họ tận mắt nhìn thấy gian nhà tranh, nhưng cũng từ gian nhà tranh ấy lại sinh ra Người - vị cha già của dân tộc, vĩ nhân của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Một nơi dung dị đến như vậy, nhưng cái mà Người làm được lại cao cả, một đời chỉ vì dân, vì nước.
Ngẫm rằng, mỗi lần đến với Khu di tích Kim Liên, ắt hẳn ai trong chúng ta, không chỉ tôi, mà hầu hết các bạn, nhất là thế hệ trẻ - mầm xanh của đất nước - đều tự nhủ rằng: “Phải học tập, rèn luyện thật tốt, tu dưỡng tâm, trí, tài để đưa nước Việt ta sánh vai với các cường quốc, năm châu, để đưa Việt Nam bay cao, xa hơn nữa đúng với di nguyện của Người”.
Về với xứ Nghệ, ai cũng muốn một lần được ghé về Khu di tích Kim Liên để nghe kể về Bác, những mẩu chuyện xúc động khi được kể bởi giọng xứ Nghệ. Được nhìn thấy những hình ảnh mộc mạc, giản dị, được nghe thấy những thanh âm tưởng chừng như là một huyền thoại, nơi lưu giữ hồn cốt dân tộc Việt.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.