Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 7 năm 2018 | 12:45

Về thăm làng nghề làm bánh đa truyền thống ở Đô Lương

Huyện Đô Lương (Nghệ An) từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề làm bánh đa truyền thống. Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: Gạo, vừng đen, gia vị các loại khác, người dân ở nơi đây đã tạo nên loại bánh đa có hương vị đặc trưng cho xứ Nghệ.

Nghề làm bánh đa không ai nhớ bắt đầu từ khi nào, họ chỉ nhớ đã trải qua được hơn 300 năm tuổi. Từ những chiếc bánh được làm bằng bột gạo nước, trộn với vừng đen, đến bây giờ họ đã biết làm cách thêm gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để làm tăng thêm vị thơm ngon của bánh.

Ở huyện Đô Lương hiện có hàng trăm hộ dân làm nghề. Bình quân mỗi gia đình làm nghề một ngày xay 10kg gạo, 1kg gạo tráng được trên dưới 30 chiếc bánh đa, mỗi chiếc bánh bán với giá sỉ 2.000 đồng, thu về 60.000 ngàn đồng. Sau khi trừ đi các chi phí mỗi cân gạo thu về khoảng 10.000 ngàn lãi ròng, có những hộ mỗi ngày làm được 100kg thu về ngày 1 triệu đồng.

một-số-hình-ảnh-tại-làng-nghề.jpg

 

 

hình-ảnh-bánh-đa.jpg
Làm bánh đa tại Đô Lương

 

Tại cơ sở làm bánh của vợ chồng anh Thành Hoài, có hơn 10 nhân công lao động, một tháng sản xuất hơn 20.000 chiếc bánh. Trung bình, mỗi chiếc bán ra thị trường với giá khoảng 2.000 đồng/cái. Ngoài ra,gia đình vợ chồng anh Thành Hoài còn thu mua bánh từ các hộ dân xung quanh cơ sở, trung bình mỗi tháng chuyển đến các đại lí sỉ, lẻ khoảng 3-4 vạn chiếc bánh. Mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng.

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Hoài-một trong những chủ cơ sở sản xuất bánh tại làng nghề cho biết: “Trời nắng to phải canh bánh thường xuyên bởi quá nắng chiếc bánh sẽ cứng và cong, nhìn không đẹp mắt và khó nướng. Cứ dăm ba phút lại chạy ra trở bánh một lượt, đây là nghề chính mang lại thu nhập nuôi sống gia đình nên tranh thủ được mùa nắng nóng để làm thôi. Dự trữ thêm nguồn hàng để mùa đông cung cấp cho khách hàng nữa, càng ngày bánh đa Đô Lương càng khẳng định được thươn hiệu của mình trên thị trường nên nhiều khách hàng tìm về lắm”. 

Trong những ngày này, tranh thủ thời tiết có nắng, cơ sở sản xuất ngoài nguồn nhân lực trong nhà, đã thuê mượn thêm nhiều lao động bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ làm bánh.

Làm bánh đa truyền thống không chỉ góp phần phát triển văn hóa và truyền thống của cha ông để lại, mà còn giúp người dân ở nơi đây có thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống.

Bánh đa Đô Lương trước chỉ được bán quanh địa phương, nhưng giờ đã được bán ra tất cả các tỉnh trên cả nước. Đây cũng là loại bánh được tượng trưng cho đặc sản Đô Lương./.

 

 

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top