Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2022 | 16:35

Vì sao Hà Nội tạm dừng bán 600 biệt thự cũ?

Trong cuộc họp báo chiều nay (19/4), Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, thành phố sẽ tạm dừng bán các biệt thự để rà soát nội dung, sau khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin đầy đủ tới các cơ quan báo chí.

Theo Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng, trong mấy ngày qua, các cơ quan báo chí có thông tin về việc “UBND TP đề xuất bán 600 biệt thự xây dựng trước năm 1954”. Vì vậy, UBND TP tổ chức họp báo để thông tin chính xác nhất vấn đề này đến dư luận.
 
truong-viet-dung-2493.jpg
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng

 

Ông Dũng cũng thông tin, sau khi nhận được chỉ đạo của Thường Trực thành ủy và đồng chí Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, UBND thành phố Hà Nội sẽ tạm dừng bán các căn biệt thự để thành phố rà soát và có báo cáo chi tiết đến cấp có thẩm quyền sau đó sẽ thông tin chi tiết, cụ thể, rõ ràng, mạch lạc đến các cơ quan báo chí.
 
Trước đó hôm 8/4, UBND TP. Hà Nội ban hành chính sách quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, thành phố đề xuất tiếp tục bán 600 biệt thự thuộc sử hữu nhà nước, nằm trong danh sách được bán.
 
Hà Nội hiện có 1.216 biệt thự, gồm 367 căn thuộc sở hữu nhà nước, 732 căn thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 căn thuộc sở hữu tư nhân.
 
Ngay sau khi có thông tin Hà Nội đề xuất tiếp tục bán 600 căn biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong danh sách được bán, nhiều cơ quan báo chí đã tiến hành phỏng vấn với với ông Cao Đức Đại - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội (là đơn vị phụ trách việc quản lý, vận hành và bán 600 căn biệt thự) - để tìm hiểu rõ về quy trình mua bán các căn biệt thự kể trên.
 
Ông Đại cho biết, đối tượng được mua các căn biệt thự này là những người đang có hợp đồng thuê nhà tại đây hoặc người có quyết định văn bản phân phối bố trí sử dụng nhà của các cơ quan bộ ngành trung ương, chứ không phải ai cũng được mua.

Về quy trình bán cho người dân, những hộ dân đang thuê nhà nếu có nguyện vọng mua, thì sẽ nộp hồ sơ. Sau đó, chúng tôi làm thủ tục bán cho họ, riêng những trường hợp người ta không mua hoặc không đủ điều kiện kinh tế để mua thì vẫn áp dụng theo hình thức cho thuê", ông Đại thông tin.

Về giá bán, ông cho biết đơn vị đang áp dụng theo khung giá của Nhà nước và việc tăng giá bán cũng phải theo quy định.

"Giá bán biệt thự hiện nay cao hơn mức giá theo nghị định 61/1994 của Chính phủ, trước đây giá bán biệt thự cao nhất chỉ hơn 4 triệu đồng/m2

Tuy nhiên, kể từ năm 2013, giá bán biệt thự áp dụng theo nghị định 34/2013, bán theo khung giá ban hành hằng năm, nên giá sẽ cao hơn ngày xưa. Ngoài ra, giá cả của các căn biệt thự cũng tùy thuộc theo các tuyến phố, ví dụ nằm ở phố Trần Hưng Đạo giá bán sẽ khác, ở phố Tôn Đản giá bán sẽ khác, cái này được quy định rất rõ trong bảng giá theo khu vực của UBND TP Hà Nội", ông nói.

Ông Đại cũng cho biết thêm, giá của các căn biệt thự còn phụ thuộc vào các chế độ miễn giảm cho người mua, ví dụ như người có công, cán bộ tiền khởi nghĩa, huân - huy chương... Vì vậy, không có mức giá chung cho các căn biệt thự.

Khi được hỏi về việc một số thông tin cho rằng Hà Nội đang bán các căn biệt thự với mức giá "cao trên trời", có nơi bán gần 500 triệu đồng/m2, vị lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẳng định "không có chuyện TP bán với mức giá cao như vậy".

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, hiện nay có hiện tượng sau khi Nhà nước bán lẻ từng căn hộ trong khu biệt thự, nhưng sau đó có người lại đứng ra mua gom các căn hộ để quy về một chủ.

 

logo-bt4-16503529696021496140594.jpg
Hà Nội dừng bán biệt thự để rà soát lại

 

Ông Vũ Đức Thắng, Phó Phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc bán 600 biệt thự kể trên không phải thông tin mới mà đã thực hiện bán từ năm 2009 theo đề án quản lý biệt thự.

Theo đề án này, Hà Nội cho phép được bán 600 biệt thự, còn lại 207 biệt thự không được bán.

"600 biệt thự này là những cái đang bán dở từ năm 2009 đến nay, TP đã bán được khoảng 80%, hiện còn 20% và TP tiếp tục bán nốt phần còn lại chứ không phải 600 biệt thự bán mới.

Hiện nay, 207 biệt thự không được bán vẫn còn nguyên, chúng tôi đang rà soát cái nào hiệu quả thì giữ lại, cái nào không hiệu quả thì chờ Chính phủ có cơ chế về đấu giá sẽ đề xuất", ông Thắng thông tin.

Việc quản lý các biệt thự cũ của Hà Nội hiện nay đang có những bất cập, nhất là việc tu sửa và bảo dưỡng các căn biệt thự này, tuy nhiên việc tổ chức bán ra sao, bán như thế nào để thu được nguồn kinh phí tối đa nhất cho thành phố đang là vấn đề được dư luận quan tâm.

 

Theo Quyết định 52/2013 của UBND TP. Hà Nội về quản lý biệt thự cũ từ trước năm 1954, việc bảo trì được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.

Theo đó, việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 1 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có ý kiến chuyên ngành của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và phải được UBND TP Hà Nội chấp thuận.

Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 2 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận.

Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 3 được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top