Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 3 năm 2016 | 7:6

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Biển Đông

Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố.

Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều 3/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tuần trước, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu ở các lô dầu khí ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải. Các lô dầu khí mời thầu này có nằm trong vùng biển của Việt Nam hay vùng biển chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không?, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:

Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố.

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.  

viet nam len tieng ve viec trung quoc moi thau dau khi o bien dong hinh 0
Ảnh minh họa.

Trả lời câu hỏi về việc truyền thông Trung Quốc mới đây công bố 3 trong số 4 công dân đang sinh sống trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là binh sĩ; đồng thời truyền thông Philippines đưa tin Trung Quốc đưa tàu công vụ ra bãi Hải Sâm (thuộc quần đảo Trường Sa) ngăn cản không cho các ngư dân vào đánh bắt tại khu vực này, ông Lê Hải Bình cho biết:

"Một lần nữa chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp".

"Các bên liên quan cần có những lời nói và hành động thiết thực để đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", ông Lê Hải Bình nói./.

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top