Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 6 năm 2019 | 18:34

Vĩnh biệt Thiếu tướng phi công, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan

Đêm ngày 14/6/2019 là ngày rất buồn với nhiều người dân nói chung và những chiến sĩ, cán bộ, tướng lĩnh quân chủng phòng không không quân nói riêng khi nghe tin Thiếu tướng phi công Phạm Ngọc Lan từ trần.

Nghề bay là nghề hội tụ nhiều yếu tố phi thường của một con người. Thế nhưng được đứng trong hàng ngũ phi công cùng vào sinh ra tử cùng động đội, chiến đấu với quân thù thì không phải nhiều người có được vinh dự đó. Biết rằng qui luật sinh – lão – bệnh – tử không trừ bất kỳ ai, nhưng rất đau buồn khi nghe tin Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan qua đời.

Thiếu tướng phi công, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Quân chủng PK – KQ và Bộ Quốc phòng. Ôngng thường được nhiều người biết đến với tư cách là phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay phản lực Mỹ trong trận không chiến ngày 3/4/1965 trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa), mở ra những chiến thắng lừng lẫy trên không của KQNDVN Anh hùng.

Ông sinh năm 1934 tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, một địa phương có truyền thống cách mạng lâu đời. Năm 1948, sau nhiều lần thuyết phục gia đình, được gia đình chấp thuận, ông xin vào công tác tại Ty Công an Đắc Lắc khi mới 14 tuổi. Do còn quá nhỏ, ông chỉ được phân công làm nhiệm vụ nấu cơm, cấp dưỡng, làm công tác liên lạc… Tháng 7 năm 1952, năm đó 18 tuổi, ông mới được chính thức nhập ngũ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc cùng với đơn vị. Tháng 1/1955, ông được cử đi học bổ túc tại Trường Văn hóa Quân đội. Sau đó được đi học lái máy bay phản lực khóa đầu tiên ở Trung Quốc rồi sau này đã trở thành một phi công xuất sắc với nhiều trận đánh trên bầu trời khiến quân thù phải khiếp sợ.

Sáng ngày 3/4/1965, Biên đội tấn công do phi công Phạm Ngọc Lan chỉ huy, gồm 4 máy bay MiG 17 do các phi công: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương được lệnh xuất kích.

Sau khi Sở chỉ huy dẫn biên đội vào vị trí thuận lợi, số 4 Trần Minh Phương phát hiện mục tiêu; số 1 Phạm Ngọc Lan ra lệnh biên đội triển khai chiến đấu. Phát hiện một chiếc F8 của Hải quân Mỹ, Phạm Ngọc Lan nhanh chóng bám theo và đưa chiếc F8 vào vòng ngắm, đến đúng cự ly anh nổ súng, chiếc F8 trúng đạn bốc cháy và lao xuống đất. Lúc này là 10 giờ 14 phút ngày 3/4/1965, giờ phút lịch sử khi máy bay tiêm kích của KQNDVN lần đầu tiên đã hạ gục một chiếc máy bay phản lực F8 của Mỹ. Trong trận ra quân đầu tiên, các phi công tiêm kích của KQNDVN đã bắn rơi 2 chiếc máy bay F8 của Hải quân Mỹ.

Ngày 4/4/1965, biên đội 4 chiếc MiG17: Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm xuất kích và lập công xuất sắc: bắn rơi 2 máy bay F105 Thần Sấm của Mỹ. Ngày 5-4-1965, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp nghe Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân báo cáo. Đại tướng đã biểu dương và đánh giá cao trận thắng có nhiều ý nghĩa, vừa có tác dụng cổ vũ, rèn luyện bộ đội, vừa là tiền đề cho các chiến thắng sau này. Đại tướng kết luận: “Không quân ta có thể đánh thắng được không quân Mỹ, qua trận đánh này các đồng chí cần rút kinh nghiệm để chuẩn bị đánh trận sau tốt hơn”.

Cũng trong ngày 5/4/1965, sau những chiến thắng của KQNDVN lần đầu bắn rơi máy bay phản lực Mỹ, mở mặt trận trên không, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi Bộ đội Không quân: “Các chú đã chiến đấu dũng cảm, đã tiêu diệt máy bay Mỹ. Các chú đã thực hiện khẩu hiệu “Đã đánh là thắng”. Như thế là xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân và dân ta. Bác gửi lời khen ngợi các chú và nhắc các chú phải luôn luôn nâng cao tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Thắng không kiêu, khó không nản. Ra sức rèn luyện để tiến bộ mãi mãi.  Đoàn kết chặt chẽ với các đơn vị bạn và với nhân dân. Chúc các chú lập nhiều chiến công hơn nữa”.

Sau trận không chiến ngày 3/4/1065, phi công Phạm Ngọc Lan còn tham gia nhiều trận đánh khác của KQNDVN trên các loại máy bay MiG17, MiG21; ông là một trong những cán bộ của Quân chủng PK – KQ chuẩn bị cho trận đánh của Phi đội Quyết thắng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975.

anh-1.png
Biên đội lập công ngày 3/4/1975. Phi công Phạm Ngọc Lan bìa trái

 

anh-2.jpg
Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan (ở giữa hàng ngồi) gặp mặt các phi công cùng chiến đấu

 

anh-3.jpg
Phó Tổng Tham mưu trưởng Võ Văn Tuấn chúc mừng phi công Phạm Ngọc Lan nhân kỷ niệm 50 năm KQND đánh thắng trận đầu (3/4/1965 – 3/4/2015)
 
 
 
anh-4.jpg
Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan và con gái, Thượng tá nhà báo Phạm Nam Yến gặp nhau ở Trường Sa

Thiếu tướng phi công, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan đã 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ, được Bác ân cần thăm hỏi và tặng huy hiệu của Người. Ông đã giữ các chức vụ: Tham mưu phó Quân chủng Không quân; Tư lệnh Sư đoàn Không quân 370; quyền Cục trưởng Cục Huấn luyện Nhà trường, Quân chủng Không quân; Cục trưởng Cục Huấn luyện Nhà trường Quân chủng Không quân; Phó Cục trưởng Cục Huấn luyện Chiến đấu Bộ Tổng Tham mưu.

Với những thành tích đã đạt được, ông đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND. Do tuổi cao, sức yếu, Thiếu tướng phi công Phạm Ngọc Lan đã từ trân hồi 21h10 ngày 14/6/2019 (ngày 12/5 năm Kỷ Hợi) tại Quân y viện 108, thọ 85 tuổi. Ông ra đi để lại bao tiếc thương cho đồng đội, người thân và nhân dân.

Minh Tuấn - Nguyễn Việt Cường
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Top