Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017 | 11:45

Xóm chài chông chênh trong nước lũ

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đã khiến cho mực nước của các con sông ở Nghệ An không ngừng dâng cao bởi nước lũ tràn về. Khác với cảnh tất bật chạy lũ, những người dân vạn chài ở bản vùng biên xã Phúc Sơn (huyện Anh Sơn) vẫn ngày ngày đối mặt, chông chênh trong dòng nước lớn.

Chúng tôi tìm đến với xóm chài ở bản Cao Vều, xã Phúc Sơn. Một xóm nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Giăng. Mấy ngày nay mưa lớn kéo dài vì thế mà con sông bình thường vốn hiền hòa nay lại đục ngầu dữ tợn.

Ông Dương Văn Phương, người lớn tuổi nhất, từng 30 năm lênh đênh cùng xóm chài, cho hay: Cuộc sống sông nước đã quen thuộc với những mùa nước lũ. Mấy ngày nay mưa to nước lớn, những người đàn ông trong xóm cứ thế thay nhau cả ngày lẫn đêm canh chừng con nước. Để giữ cho những chiếc bè không bị nước lũ cuốn trôi, những chiếc cọc tre được dân chài chôn sâu trên bờ, khá cao so với mặt nước sông, rồi cột chặt những dây thừng neo thuyền bè đến đó chẳng sợ nước cuốn trôi.

Một góc xóm chài vùng biên bản Cao Vều, xã Phúc Sơn.

Cả xóm chài chỉ có 7 hộ, mỗi hộ 2-3 người, đa phần là người dân xã Thanh Nho (huyện Thanh Chương) lên vùng sông Giăng của bản Vều để mưu sinh. Bước vào “ngôi nhà nổi”, mọi vật dụng vẫn được các hộ dân giữ nguyên chẳng vì nước lớn mà di chuyển đi đâu. Một người đàn ông tên Vân cho biết: Cách đây nhiều năm, khi những chiếc bè còn được làm bằng những cây nứa thô sơ thì sợ nhất là mùa nước lũ về, sóng đánh tan cả bè, rồi trôi đi mất, thiệt hại không nhỏ cho những người dân làm nghề cá trên sông. Nhưng mất năm trở lại đây, người dân xóm chài biết dùng những chiếc thùng phi lớn kết lại với nhau dù sóng có lớn, nước có mạnh cũng khó mà làm bè hư hỏng. Thế nhưng mùa lũ, việc làm ăn của những người làm nghề chài lưới lại khó khăn hơn bao giờ hết.

Ông Dương Văn Phương, người dân xóm chài, neo thuyền để tránh bị nước lũ cuốn trôi.

Tựa cửa nhìn ra dòng sông đục ngầu chảy xiết, chị Nguyễn Thị Oanh thở dài: Khi mùa lũ về, con tôm, con cá cũng theo dòng nước chảy về xuôi nên việc đánh bắt ngày càng khó khăn hơn. Mấy hôm nay, nước sông dâng cao, người dân xóm Chài đành phải gác mái chèo mà thở dài trông theo những đợt sóng dữ dội. Nước lớn, sóng to, không thể ra sông đánh bắt cá, người dân chỉ dám đánh bắt tôm, cá ven bờ. Không còn nguồn thu nhập nào khác, người dân phải nhờ vào những khoản tiền ít ỏi dành dụm được để sống tạm chờ cho những cơn nước lũ qua đi.

Những ngày này việc đánh cá trở nên khó khăn nên những người dân chài chỉ biết tựa cửa chờ nước lũ đi qua

Vẫn biết cuộc sống bất bênh và không ít hiểm họa khi mùa nước lũ tràn về nhưng với người dân xóm chài nơi đây dường như đã quen nghề, quen cuộc sống sông nước, khiến họ không nỡ rời xa nơi này ngay cả những lúc sóng to, nước lớn.

Đình Lam - Huyền Trang

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), chào mừng ngày âm nhạc Việt Nam mùng (3/9) và hưởng ứng Festival Sông Hồng Lào Cai năm 2024, Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Lào Cai đã tổ chức Ðêm nhạc “Lào Cai sông núi hoà ca”.

  • Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Thông qua nghi lễ cúng no đủ, người Ê Đê không chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu, mà còn khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho các thế hệ trẻ.

  • Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024

    Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024

    Hôm nay (20/8 - tức ngày 17/7 âm lịch), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024, với đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Top