Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2020 | 12:3

Xử lý trách nhiệm lãnh đạo nếu để xảy ra vi phạm trên đất nông nghiệp

Hiện nay, tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp vẫn diễn ra lén lút ở những khu vực đông dân cư và ở những khu ngoại thành, hình thức mua bán là đồng sở hữu hoặc giấy sang tay nên chính quyền địa phương khó phát hiện, xử lý.

Từ ngày 5-1-2020, các hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất,… sẽ bị phạt tiền cao nhất lên đến 1 tỷ đồng, theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai. Như vậy, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, tùy vào diện tích đất lấn, chiếm sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Tương tự, với trường hợp đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt sẽ gấp đôi và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
 
Được biết, đất nền được giao bán với giá “cực rẻ” hầu hết là đất nông nghiệp, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từng lô (sổ hồng), đó là những thực tế đang diễn ra ở địa bàn thuộc xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), các phường Bửu Long, Phước Tân, Tam Phước (TP.Biên Hòa)...
 
Trên các trang mạng xã hội vẫn đầy rẫy các thông tin rao bán đất nền giá rẻ tại Đồng Nai. Trong đó, đất có sổ hồng đầy đủ thì giá khá cao, tùy theo từng khu vực. Riêng đất giá rẻ hơn chỉ có đất nông nghiệp phân lô, bán nền giá bán chỉ bằng 40-60% so với đất thổ cư có sổ hồng. Đi thực tế một số khu đất nền đang được rao bán với giá khá rẻ tại huyện Vĩnh Cửu, TP.Biên Hòa, huyện Trảng Bom thì thấy những khu đất tuy cũng có đường vào, nhưng thường nằm sâu phía trong, cách xa trung tâm, xã, phường.
 
Việc giao dịch mua bán đất nông nghiệp phân lô được thực hiện khá khôn khéo. Khách hàng có nhu cầu liên hệ bằng điện thoại sẽ được dẫn đi xem khu đất, nếu ưng ý sẽ ra văn phòng công chứng để làm thủ tục đồng sở hữu hoặc qua văn phòng luật sư ký bán giấy tay và có luật sư làm chứng.
 
Liên hệ với H.P. - một đầu mối đang rao bán đất nền giá rẻ tại xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), pv được dẫn đi xem khu đất nằm sâu phía trong hẻm. Trên khu đất có đường vào và giá bán từ 400-500 triệu đồng/nền, diện tích 100-120m2. Xem qua sổ hồng thì đây là khu đất rộng hơn 2 ngàn m2, trên đó có khoảng 300m2 đất ở, còn lại là đất trồng cây hằng năm.
 
“Cò” đất H.P. nói: “Khu đất này được quy hoạch đất ở nhưng hiện chưa kịp làm thủ tục tách thửa nên sẽ bán giá bằng 60% giá đất đã có sổ hồng. Khách mua sau này có nhu cầu sẽ được hỗ trợ tách thửa và ra sổ riêng”. Thậm chí khách mua đất nông nghiệp phân lô, bán nền còn được bảo đảm có thể... xây dựng nhà ở. Dựa theo số tờ, số thửa khu đất ghi trên sổ hồng, tìm trên DNAI.LIS thì mảnh đất trên đúng là được quy hoạch đất ở. Vì thế có một số người dân thấy rẻ đã đặt cọc mua đất.
 
Tương tự, ở phường Bửu Long (TP.Biên Hòa) khu vực gần giáp ranh xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) cũng có một số “đầu nậu” đang rao bán đất nông nghiệp phân lô, giá từ 700-900 triệu đồng/nền, bằng 40% giá đất có sổ hồng đầy đủ. Chủ đất tên U. cho chúng tôi hay: “Trên sổ hồng ghi khu đất này là đất lúa nhưng theo quy hoạch sẽ là đất ở đô thị. Do đó, mua đất hiện tại chỉ có sổ chung, nhưng sau này có thể chuyển thành thổ cư và tách sổ”. Với kiểu bán lén lút như vậy, các phường, xã rất khó phát hiện để ngăn chặn, chỉ khi người mua đất làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp bị phát hiện mới xử lý được. Tuy nhiên, người bị xử lý cũng là nạn nhân vì mua phải đất phân lô, bán nền trái phép.
 
Theo một số cán bộ phụ trách địa chính, xây dựng ở các phường, xã thì do địa bàn khá rộng, họ rất khó phát hiện việc lén phân lô, bán nền đất nông nghiệp vì giao dịch thường diễn ra ở nơi khác. Do đó, trên nhiều tuyến đường các xã, phường đều cắm biển cấm mọi hình thức sang nhượng đất trái phép. Tuy nhiên, vì nhiều người dân cần nhà ở mà khả năng không đủ nên vẫn liều mua đất nông nghiệp phân lô giá rẻ.
 
Ông Quản Hoàng Huynh, công chức địa chính xã Long Đức (huyện Long Thành) chia sẻ: “Đất trên địa bàn xã được nhiều người mua đi bán lại nên việc quản lý tương đối vất vả, năm 2019 xã đã phát hiện, xử lý một số vụ tự ý làm đường và phân lô, bán nền đất nông nghiệp và buộc ngưng mọi giao dịch. Sau đó, xã thông báo rộng rãi cho người dân biết để không mua phải đất nông nghiệp phân lô”. Theo ông Huynh, người dân mua đất nền dạng trên thường là từ nơi khác đến, người dân tại xã rất ít khi mua, vì đã lỡ mua thì không thể xây dựng nhà ở được.
khu-đất-nông-nghiệp-tại-xã-thạnh-phú.jpg
Khu đất nông nghiệp tại xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) đang được phân lô, bán nền. Ảnh: U.Nhi - baodongnai
Tại TP.Biên Hòa, tình trạng xây dựng trái phép hiện bị xử lý khá mạnh tay, buộc phải tháo dỡ, nếu không sẽ cưỡng chế. Cụ thể, trong năm 2019, UBND TP.Biên Hòa đã phối hợp với các phường buộc tháo dỡ và cưỡng chế trên 260 trường hợp xây dựng trái phép, trong đó đa số là nhà ở.
 
“Trong năm 2019, thành phố đã tập trung xử lý tình trạng xây dựng trái phép ở các phường nên việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp giảm hẳn. Những phường xảy ra xây dựng trái phép nhiều là Long Bình, Phước Tân, Tam Phước... Có nhiều trường hợp mua đất nông nghiệp tự phân lô từ nhiều năm trước đã xây nhà ở khi phát hiện cũng buộc phải tháo dỡ” - Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc nhấn mạnh.
 
Nguyên nhân lớn khiến tình trạng phân lô, bán nền tiếp tục diễn ra ở các địa phương là do vẫn có nhiều người dân chấp nhận mua bán đất đai trái phép dù vẫn rất băn khoăn về pháp lý. Đáng nói hơn, nhiều người biết sai nhưng do hám lời nên vẫn bỏ tiền ra mua đất nông nghiệp rồi lại tìm cách bán cho người khác để thu vốn, tạo thành một vòng luẩn quẩn rất khó quản lý trên lĩnh vực đất đai.

Thêm nhiều hình thức phạt nghiêm khắc: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm trên đất nông nghiệp

Từ ngày 5-1-2020, các hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất,… sẽ bị phạt tiền cao nhất lên đến 1 tỷ đồng, theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai. Như vậy, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, tùy vào diện tích đất lấn, chiếm sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Tương tự, với trường hợp đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt sẽ gấp đôi và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Cũng theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định trở lên, tùy vào diện tích đất đã chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 1 tỷ đồng… Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai, tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 250 triệu đồng.

Tương tự, hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai, tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 250 triệu đồng.

Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì mức xử phạt được thực hiện bằng 2 lần mức phạt tương ứng. Theo đó, mức phạt sẽ tăng lên từ 6 triệu đồng đến 500 triệu đồng… Riêng trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, tùy vào diện tích đất sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, đối tượng vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

 

tại-xã-an-thượng.jpg
Tại xã An Thượng, Hoài Đức, xuất hiện nhiều nhà xưởng trên đất nông nghiệp và hành lang thoát lũ.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tổng diện tích đất nông nghiệp tại địa bàn các xã, phường, thị trấn do UBND các quận, huyện, thị xã rà soát gồm hơn 132.000ha, trong đó có 744ha sử dụng vi phạm; tổng diện tích đất công, đất chưa sử dụng tại các xã, phường, thị trấn do UBND các quận, huyện, thị xã rà soát gồm gần 30.000ha, trong đó có 665ha đất sử dụng vi phạm. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến 2017, toàn TP mới xử lý, khắc phục vi phạm được 279ha (đạt 37,5%) đất nông nghiệp; xử lý, khắc phục 163ha (đạt 24,6%) đất công, đất chưa sử dụng bị lấn chiếm.

Báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, thời gian gần đây, nhiều địa phương đã buông lỏng công tác quản lý, để xảy ra việc sử dụng đất không đúng mục đích, xây công trình trái phép, chuyển nhượng trái quy định đất nông nghiệp… Tuy nhiên, việc xử lý dứt điểm những vi phạm đạt kết quả thấp. Chỉ tính riêng năm 2017 và quý I/2018, toàn TP có khoảng 7.400 trường hợp vi phạm đất được cấp theo NĐ 64/CP, ngày 27-9-1993 đã bị xử lý; hơn 280ha đất nông nghiệp đã được khắc phục, đạt gần 40%. Đối với đất nông nghiệp công ích, đất công, đất chưa sử dụng do UBND cấp xã đang quản lý, sử dụng, có khoảng 4.400 vi phạm đã bị xử lý, hơn 160ha đất đã được khắc phục, đạt gần 25%…

Việc xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã cũng được Thành ủy Hà Nội thực hiện quyết liệt. Ngày 9-9-2019, Ban cán sự đảng UBND TP đã có Báo cáo số 487/BC-BCS về thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Ngay sau đó, ngày 29-11-2019, Thành ủy Hà Nội ban hành Thông báo số 2354-TB/TU truyền đạt kết luận của Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự đảng UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND TP, cùng với việc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý của Đảng đoàn HĐND TP Hà Nội, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đất đai.

Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban cán sự đảng UBND TP siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai, trật tự xây dựng và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ sở đối với việc phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Đảng đoàn HĐND TP Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục, xử lý các vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của TP. Sở TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan quyết liệt xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn tại, nhất là các vi phạm tồn tại từ trước năm 2014.

Thời gian tới, Sở TN&MT phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các Sở, ngành liên quan để đánh giá, phân loại vi phạm, đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và các quy định của pháp luật để đề xuất, báo cáo UBND TP các biện pháp xử lý. Các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt, nhưng chủ sử dụng đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng làm nhà ở, nay phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp (đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ, kê khai đăng ký làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Rừng Suối Bàng bị băm nát? - Có hay không sự buông lỏng quản lý khiến?

Mỏ than Suối Bàng tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh Sơn La cấp giấy phép khai thác vào năm 2010 và 2011, cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản KTB và Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La. Phương pháp khai thác cho phép khai thác theo kỹ thuật hầm lò. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, hai Công ty này đã khai thác than theo phương pháp lộ thiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, tàn phá nhiều héc ta rừng tự nhiên và nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân các bản: Pưa Ta, Bản Bó, Nà Lồi và Suối Khẩu, xã Suối Bàng.

Điều đáng nói, trong suốt nhiều năm khai thác, với nhiều sai phạm như nợ thuế kéo dài, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… và cơ quan chức năng đã nhiều lần “ tuýt cói” xử phạt mà vẫn tái phạm, song mỏ than của hai Công ty này vẫn không bị đóng cửa, thu hồi giấy phép... Vậy có hay không việc buông lỏng quản lý cho khai thác than lộ thiên làm hơn 300ha rừng tự nhiên Suối Bàng bị băm nát?

Khu vực đầu nguồn con suối chảy vào các bản: Bản Bó, Pưa Ta, Suối Khẩu và Nà Lồi giờ đây người dân không thể nhận ra dòng suối trong xanh, cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất cho bà con 4 bản, với hàng nghìn nhân khẩu. Tất cả đã bị núi đất đá của bãi thải khai thác than Suối Bàng đổ xuống chặn lấp dòng chảy.

Anh Mùi Văn Thảo, Phó bản Bó, xã Suối Bàng cho biết, những con suối, khe nước trước đây trong xanh mát lành có nhiều tôm cá, giờ nước ngả màu vàng không ai dám sử dụng nguồn nước để sinh hoạt nữa.

Từ khi con suối bản Bó bị bức tử, bà con phải tự tìm nguồn nước từ các khe núi cách xa vài km, tiền mua ống nước cũng hết 3 đến 5 triệu đồng 1 hộ.  Đây là 1 khoản tiền không nhỏ so với thu nhập của các hộ dân trong bản khi hầu hết đều là hộ nghèo.

Ông Mùi Văn Thiên, Trưởng bản Bó bức xúc: "Như này thì phá hết rừng đầu nguồn của chúng tôi rồi, bà con biết làm thế nào, kêu ai".

Khu vực mỏ than Suối Bàng được cấp phép khai thác rộng 300ha. Thực tế cho thấy cả một vùng rừng tự nhiên rộng lớn đã bị đục khoét tan hoang. Bãi đổ thải to như quả núi vui lấp cả rừng tự nhiên.

Ông Mùi Văn Mếu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Suối Bàng cho biết: "Xã đã có ý kiến, bà con cũng nêu những khó khăn và mong muốn công ty và cấp trên tháo gỡ khó khăn nhưng không thấy ai hồi âm lại, bà con rất bức xúc vì điều ấy".

 

cấp-phép-khai-thác-hầm-lò-nhưng-chủ-yếu-khai-thác-lộ-thiên-khiến-nhiều-diện-tích-rừng-bị-tàn-phá.jpg
Cấp phép khai thác hầm lò nhưng chủ yếu khai thác lộ thiên khiến nhiều diện tích rừng bị tàn phá.

Qua các cuộc kiểm tra của các ngành chức năng tỉnh Sơn La, hoạt động khai thác than của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản KTB và Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La còn nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian dài vẫn chưa khắc phục được như: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn thiếu; chưa hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các bãi thải tại 4 bản; chưa tổ chức thực hiện thi công phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; chưa lập dự án đầu tư theo phương pháp khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò ( đã điều chỉnh); chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường của dự án…

Những vi phạm này theo quy định là phải đóng cửa mỏ và thu hồi giấy phép hoạt động từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì hoạt động khai thác than vẫn được triển khai rầm rộ? Sẽ còn bao nhiều héc ta rừng tiếp tục bị băm nát và cuộc sống người dân quanh khu vực sẽ còn bị ảnh hưởng đến bao giờ?

Mới đây Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản KTB và Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La đã bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với số tiền lên đến 450 triệu đồng.

Theo ông Mùi Văn Mếu, Phó bí thư Đảng ủy xã Suối Bàng, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của tỉnh và huyện, mặc dù xã đã nhiều lần kiến nghị xử lý dứt điểm những sai phạm trên của 2 Công ty song đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm: "Chúng tôi đã trao đổi với 2 công ty phải có trách nhiệm tái tạo lại môi trường, vùi lấp lại các điểm đã khai thác. Thứ hai là trồng cây để phủ xanh lại toàn bộ đồi núi mà công ty đã khai thác", ông Mùi Văn Mếu nói.

Ngoài kiến nghị của bà con trong xã, các đoàn kiểm tra của tỉnh cũng đã nhiều lần xuống làm việc nhưng không hiểu vì sao hai Công ty này vẫn ngang nhiên khai thác than lộ thiên nhiều năm, hàng trăm héc ta núi đồi bị băm nát, một số diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá.

Theo ông Nguyễn Quang Thiên, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La: "Các chủ doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước ra các quyết định xử phạt hành chính chưa nghiêm túc trong vấn đề tuân thủ các quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương cũng phải nhận thức trách nhiệm từng cấp. Đối với Sở cũng đã kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm và cũng cương quyết trong vấn đề và cũng đã đề xuất nếu quá thời hạn mà hai công ty không thực hiện nghiêm túc sẽ thu hồi giấy phép về khai thác".

Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lò Minh Hùng cho biết: Tồn tại lớn nhất tại đây là hai công ty này hiện vẫn nợ thuế kéo dài; sau khi đánh giá lại trữ lượng thì chủ trương đầu tư chưa hoàn thiện. Hiện hai doanh nghiệp đang phải hoàn tất lại thủ tục theo yêu cầu của cơ quan chức năng tỉnh Sơn La.

"Các hoạt động mà cả hai dự án này phải chấn chỉnh đó là phải khẩn trương điều chỉnh chủ trương đầu tư. Cái thứ hai là phải lập thiết kế cơ sở để trình thẩm định phê duyệt theo quy định đặc biệt là khi mà chuyển đổi hình thức khai thác từ hầm lò sang lộ thiên và kết hợp với hầm lò. Thứ ba là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai như là đối với diện tích Nhà nước giao, nhà nước cho thuê thì phải hoàn thiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thứ 4 nữa là liên quan đến nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì hiện hai công ty đang còn nợ thì phải tiếp tục hoàn thiện", ông Lò Minh Hùng nói.

Sau hàng loạt sai phạm mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thông báo bằng văn bản mà hai công ty này chưa khắc phục đầy đủ theo yêu cầu. Ngày 1/7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La có tờ trình số 444 gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La xem xét thu hồi giấy phép khai thác đã cấp. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chưa có động thái thu hồi giấy phép mà vẫn tiếp tục cho điều chỉnh sang khai thác lộ thiên kết hợp hầm lò!.

 

 

 

Hữu Thắng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top