Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 7 năm 2021 | 21:18

Xúc động hình ảnh nữ kỹ thuật viên chịu tang mẹ trong bệnh viện dã chiến

Đó là chị Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1989) kỹ thuật viên đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Nghệ An thì mẹ chồng đột ngột qua đời nhưng không thể về chịu tang được. Ban Giám đốc Bệnh viện đã tổ chức lập bàn thờ vọng để chia buồn với gia đình chị.

Ngày 3/7, khi đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Nghệ An, chị Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1989), kỹ thuật xét nghiệm tại bệnh viện, bất ngờ nghe tin mẹ chồng là bà Nguyễn Thị Xuân, trú xóm Mỹ Thanh, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, đột ngột qua đời. Mặc dù chỉ ở cách khoảng 5 km, tuy nhiên, do đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện dã chiến nên chị Linh không thể về chịu tang mẹ chồng.

 

Vì nhiệm vụ chị Linh không thể về lo việc hiếu khi mẹ chồng qua đời, bệnh viện lập bàn thờ để chị thắp hương bái vọng mẹ chồng. Ảnh: Đ. Thanh
Vì nhiệm vụ chị Linh không thể về lo việc hiếu khi mẹ chồng qua đời, bệnh viện lập bàn thờ để chị thắp hương bái vọng mẹ chồng. Ảnh: Đ. Thanh

 

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh là kỹ thuật trưởng, khoa xét nghiệm của Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên. Khi Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Nghệ An được thành lập, chị Linh được điều động tham gia với vai trò kỹ thuật viên xét nghiệm. Hàng ngày, chị cùng các y, bác sỹ tham gia thăm khám, chăm sóc các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo bệnh viện quan tâm, động viên, chia sẻ với mất mát này của nữ cán bộ kỹ thuật viên khi mất đi người thân. Bệnh viện đã tổ chức thăm hỏi, động viên, phân công cán bộ thường trực để chăm sóc, động viên tinh thần cho nữ cán bộ này. Ngoài ra, bộ phận công đoàn của bệnh viện (bộ phận dự phòng ở ngoài bệnh viện dã chiến) đã tới gia đình thăm hỏi, thắp hương.

Chiều ngày 4/7,Hiểu được nỗi lòng kỹ thuật viên Nguyễn Thị Thùy Linh, Ban Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 đã đồng ý để chị lập bàn thờ bái vọng mẹ chồng ngay trong khuôn viên Bệnh viện. Ban giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 và các cán bộ, nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tỉnh Nghệ An đã tới thắp hương, tổ chức lễ viếng vọng mẹ chồng chị Nguyễn Thị Thùy Linh.

 

Lãnh đạo bệnh viện dã chiến thắp hương tại bàn thờ tạm. Ảnh: Đ. Thanh
Lãnh đạo bệnh viện dã chiến thắp hương tại bàn thờ tạm. Ảnh: Đ. Thanh

 

Ông Nguyễn Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 Nghệ An cho biết: “Từ khi thành lập bệnh viên dã chiến đến nay, ngày cũng như đêm, chị Nguyễn Thị Thùy Linh đều tích cực tham gia lấy mẫu, phân tích để có kết quả xét nghiệm kịp thời nhất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19”.

Trước khi nhận nhiệm vụ, biết mẹ chồng đau ốm lâu dài nhưng vì nhiệm vụ được giao, vì trách nhiệm của người thầy thuốc với nhân dân, chị Linh vẫn đăng ký lên đường. Khi mẹ chồng ốm nặng rồi qua đời nhưng không thể về chăm sóc và chịu tang, chị Linh thực sự đau đớn, nhưng luôn quyết tâm kìm nén để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng mà nhân dân và quê hương giao phó.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top