Theo báo cáo nhanh của các địa phương đến sáng 21/8, mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại lớn cho tỉnh Yên Bái, ước tính khoảng 210 tỷ đồng. Công tác khắc phục hậu quả đang được tập trung cao độ.
Toàn tỉnh có 1.172 ngôi nhà bị thiệt hại. Trong đó: 14 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 2 nhà bị lũ cuốn; 282 nhà bị ngập; 41 nhà tốc mái; 76 nhà hư hỏng do sạt lở ta luy; 757 nhà phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất.
Mưa lũ đã làm trên 1.252 ha lúa, 74 ha ngô và 180 ha hoa màu bị thiệt hại. Riêng lúa bị ngập nước lên tới 1.192 ha, tập trung ở huyện Văn Yên 286 ha, Trấn Yên 425 ha, thành phố Yên Bái 271,69 ha, Văn Chấn 157,12ha...
Ngoài một số gia súc, gia cầm của người dân bị cuốn trôi, đã có 44 ha ao nuôi cá ở huyện Trấn Yên bị ngập, tràn; gần 4 ha hồ và 39 lồng cá ở Văn Chấn thiệt hại hoàn toàn.
Nghiêm trọng hơn, bão lũ đã gây thiệt hại các công trình thủy lợi, ngầm kè, đường giao thông, điện và cuốn trôi đất sản xuất của người dân. Cụ thể: thị xã Nghĩa Lộ sạt lở 1.400m kè bê tông, 500m kè đá suối Thia, ước thiệt hại 63 tỷ đồng; sạt lở 1km đường dân sinh, đường bao suối Thia ước thiệt hại 5 tỷ đồng.
Ở huyện Văn Chấn có khoảng 400m kè bê tông suối Thia bị sạt lở hoàn toàn, 100m kè tại bị vỡ; khoảng 1.000m2 đất ở và đất canh tác ở xã Phù Nham bị lũ cuốn trôi.
Tại huyện Văn Yên 3 cột điện 110 KV bị đổ, xã Mỏ Vàng mất điện toàn bộ; chân khay cầu treo Khe Hóp đi Khe Lóng, xã Mỏ Vàng bị nước lũ phá hủy, nguy cơ mất an toàn.
Ở huyện Trấn Yên bị gãy cột điện đường 35KV tại xã Y Can, vỡ bể lắng Công ty Khoáng sản Tây Bắc tại xã Hưng Thịnh, còn có một số công trình chống lũ bị ảnh hưởng, gồm đê Gò Bông xã Minh Quân, cống ngăn lũ đê Cầu Đất, thị trấn Cổ Phúc, 3 công trình thủy lợi thuộc xã Hưng Khánh bị hư hỏng, sập gẫy.
Huyện Lục Yên, mưa làm sạt ta luy âm đường thôn bản Xiêng, xã Tân Lập với khối lượng đất sạt ước khoảng 500 - 600 m3. Huyện Mù Cang Chải bị đổ 3 cột điện tại xã Chế Cu Nha và 4 công trình thủy lợi bị sạt lở với tổng chiều dài là 41m. Huyện Trạm Tấu bị đổ 2 cột thông tin tại xã Trạm Tấu; 1 công trình thủy lợi xã Trạm Tấu bị hỏng cầu máng.
Đến nay, các tuyến đường bị ách tắc do sạt lở đất và ngập lụt như đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, quốc lộ 32 qua đèo Khau Phạ, đường Yên Bái - Khe Sang, Âu Lâu - Quy Mông đã thông tuyến; hệ thống đường sắt qua tỉnh Yên Bái đã hoạt động trở lại.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà chỉ đạo các cấp, các ngành và thành phố Yên Bái huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cùng với đề nghị các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ, tỉnh Yên Bái tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, duy trì thường xuyên lực lượng ứng trực; tập trung lực lượng hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống và di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm; nhanh chóng khắc phục thiệt hại về hạ tầng, điện, thông tin đảm bảo an toàn, thông suốt về giao thông và triển khai ngay công tác xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, đề xuất phương án khôi phục sản xuất.
Được biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, các khu vực trong tỉnh Yên Bái từ đêm 18/8 đến sáng ngày 20/8 đều có mưa vừa, có nơi mưa to (lượng mưa đo được mức cao nhất tại huyện Trạm Tấu là 247 mm). Mực nước các sông, ngòi lên nhanh, lũ trên sông Thao đạt đỉnh cao nhất là 32,88m vào chiều 20/8, trên mức báo động 3 là 0,88m.
UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành 3 công điện yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, bão số 3 và đối phó với hoàn lưu cơn bão số 3. Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ; đồng thời tỉnh giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn phụ trách các huyện, thị xã, thành phố xuống trực tiếp chỉ đạo các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.
Theo Minh Quang/Báo Yên Bái
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.