Công điện khẩn yêu cầu các địa phương cần chủ động đối phó ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong ngày 10/10/2017, trên lưu vực hồ Hòa Bình xảy ra mưa lớn (Kim Bôi 278mm, Chi Nê 286mm, Yên Thủy 183mm), lưu lượng về hồ tăng nhanh đạt mức 9.590m3 /s (lúc 13h00 ngày 10/10); mực nước hồ đã vượt cao trình mực nước dâng bình thường.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có Công điện số 74/CĐ-TW hồi 16h30 ngày 10/10/2017 lệnh hồ Hòa Bình mở 01 cửa xả đáy vào hồi 7h00 ngày 11/10/2017.
Tuy nhiên, do lưu lượng về hồ tiếp tục ở mức cao so với dự báo, để đảm bảo an toàn công trình, công trình thủy điện Hòa Bình đã phải chủ động liên tục mở 04 cửa xả đáy vào 19h00, 19h30 ngày 10/10; 0h00, 3h00 ngày 11/10/2017; hiện tại, mực nước thượng lưu ở cao trình +117,30m (trên MNDBT 0,3m), lưu lượng về hồ là 9.370m3/s và tiếp tục gia tăng, hồ Hòa Bình sẽ phải tiếp tục mở thêm các cửa xả trong thời gian tới.
Để chủ động đối phó ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh/thành phố, các Bộ, ngành triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: - Bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
- Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông để sẵn sàng triển khai ứng phó. Tổ chức tuần tra, canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc đã bị sự cố trong các đợt mưa lớn và xả lũ thủy điện vừa qua để đảm bảo an toàn đê điều.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng thời lượng và tần suất đưa tin trên các phương tiện, nhất là hệ thống phát thanh tại các phường, xã về việc xả lũ các hồ chứa; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn, lực lượng dân quân tự vệ hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ và hỗ trợ người dân, các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra.
2. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về xả lũ đột xuất của hồ Hòa Bình để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.
3. Các Bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó với xả lũ hồ chứa.
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.