Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 12 năm 2016 | 12:26

“Tầm vóc, ý nghĩa của Ngày Toàn quốc kháng chiến soi rọi tương lai”

Sáng nay (18/12), tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946- 19/12/2016).

Tới dự Lễ Kỷ niệm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện bộ ban ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành đại diện cho vùng miền cả nước...

tam voc y nghia cua ngay toan quoc khang chien soi roi tuong lai hinh 1
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến diễn ra sáng 18/12

Đọc diễn văn kỷ niệm, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, Ngày Toàn quốc kháng chiến là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã lập nên bao kỳ tích, đã đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và đội quân viễn chinh Pháp mà đỉnh cao là “Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tạo tiền đề cho thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất hoàn toàn đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc trường chinh 30 năm của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

“Khi non sông thống nhất, Tổ quốc liền một dải, đất nước ta lại nỗ lực bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực sau 70 năm Toàn quốc kháng chiến, nhất là trong 30 năm đổi mới, đã tạo cơ sở và tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong giai đoạn mới” – Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng khẳng định, tinh thần, khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm năm 1946 - 1947 mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một bản anh hùng ca mùa Đông bất tử. Tầm vóc lớn lao và ý nghĩa sâu sắc của sự kiện lịch sử vĩ đại này đang soi rọi vào công cuộc đổi mới và hội nhập hôm nay.

“Trách nhiệm và sứ mệnh của chúng ta trước quá khứ lịch sử hào hùng của cha ông ta để lại, trước tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam là: phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong ước” – cuối diễn văn, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.

tam voc y nghia cua ngay toan quoc khang chien soi roi tuong lai hinh 2
Đại tá Nguyễn Huy Du - người trực tiếp từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

Chia sẻ tại Lễ kỷ nhiệm, Đại tá Nguyễn Huy Du (sinh năm 1930) – người trực tiếp tham gia từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến xúc động kể lại giây phút xông ra trận địa đối đầu với quân địch theo Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch.

Cứ mỗi dịp cuối năm, ông Du không thể nào quên mùa đông năm 1946 khi đất nước đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, buộc quân và dân ta phải cầm súng để bảo vệ chính quyền vừa giành được. Chiến thắng vẻ vang năm xưa để lại nhiều bài học vô giá về quyết tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền, sẵn sàng giáng trả mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù...

“Với ý thức trách nhiệm và nhiệt tình cách mạng, là người được thử thách qua 60 ngày đêm, chúng tôi xin hứa với nhân dân, với Đảng, Nhà nước sẽ phát huy vai trò người cán bộ, đảng viên trong cuộc sống hàng ngày. Gửi gắm niềm tin tưởng thế hệ trẻ tiếp bước truyền thống, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” – đại tá Nguyễn Huy Du nói.

PGS.TS Trần Xuân Bách (32 tuổi, giảng viên Đại học Y Hà Nội), đại diện thế hệ trẻ cũng bày tỏ, trong tâm thức thế hệ hôm nay, ngày 19/12/1946 là ngày cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống lại cường quốc thực dân.

“Qua những nhân chứng lịch sử, thế hệ trẻ chúng tôi vô cùng xúc động cuộc chiến đấu kiên cường, có ý nghĩa trọng đại. Chúng tôi cảm nhận rằng huyền thoại không chỉ đọng lại với người Hà Nội mà mãi là niềm tự hào, là biểu hiện sáng ngời, kết tinh thành giá trị vô giá cho hôm nay” – ông Trần Xuân Bách nhấn mạnh và cho biết, sau khi được tạo điều kiện đi học tại những nước tiên tiến, hoàn thành chương trình Tiến sĩ, ông đã trở về nước làm việc, cống hiến cho quê hương.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top