Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 3 năm 2017 | 4:26

“Thủ trưởng nào bị tố cáo thì phải soi xét lại mình”

Sáng 14/3, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 8 và cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến là việc có nên quy định mở rộng các hình thức tố cáo qua fax, email, điện thoại cũng như có nên giải quyết tố cáo nặc danh.

Nghỉ hưu vẫn chịu trách nhiệm về sai phạm

Chính phủ cho rằng, những năm qua, cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh, trong đó gần 60% là tố cáo sai. Do đó, nếu Luật quy định cả việc giải quyết tố cáo nặc danh nữa, sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh, sai sự thật thì sẽ không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đối với những đơn tố cáo nặc danh có địa, sự việc rõ ràng thì phải có hình thức để xem xét. Vì trong thực tế việc bảo vệ người tố cáo chưa tốt nên nhiều trường hợp ngại lộ danh tính vì sẽ bị trả thù.

thu truong nao bi to cao thi phai soi xet lai minh hinh 1
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các tố cáo nặc danh nhưng chỉ ra địa chỉ và nội dung cụ thể thì phải được xem xét giải quyết

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, ý kiến không bổ sung hình thức tố cáo khác như qua điện thoại, email, fax... là chưa đảm bảo tính thống nhất với Luật phòng chống tham nhũng, vì Luật phòng chống tham nhũng cho phép mở rộng hình thức tố cáo, tạo điều kiện cho người dân sử dụng quyền tố cáo. Tuy nhiên, tố cáo phải gửi đến đúng người, đúng địa chỉ có thẩm quyền thì giải quyết, còn gửi lung tung thì không xem xét.

“Những đơn thư tố cáo nặc danh có nội dung rất cụ thể thì chúng ta phải có trách nhiệm chứ. Nếu cần thì bằng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để xem có không. Đơn nào có thông tin thì phải giải quyết và thủ trưởng nào bị tố cáo thì phải soi xét lại mình” – Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất với việc dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc đã chuyển công tác. Việc này thể hiện rõ quan điểm người nào vi phạm pháp luật dù về hưu hay chuyển công tác vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình khi còn đương chức.

“Muốn xử lý, xác định việc này thì phải xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Vừa rồi chúng ta cũng phải giải quyết một số trường hợp bị kỷ luật dù đã về hưu, Quốc hội rất tán thành việc này và trong việc sửa đổi lại các dự án luật cũng phải tính tới” – Chủ tịch Quốc hội nói.

“Đi tố cáo mà bị trù dập thì có ai bảo vệ đâu!”

Đánh giá sự nỗ lực của Ban soạn thảo khi bổ sung một chương quy định về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiêntheo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nội dung này còn chung chung; chưa xác định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ…

thu truong nao bi to cao thi phai soi xet lai minh hinh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ: Cần bảo vệ người tố cáo để họ đi đến cùng sự việc

Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, tâm lý người tố cáo rất sợ bị trả thù, nên quy định phải rõ ràng người tố cáo được bảo vệ ra sao, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị thế nào để người ta yên tâm, dám đi đến cùng sự việc. Còn để đối tượng bị tố cáo dùng lực lượng khác đến cảnh cáo, răn đe... thì người tố cáo không dám đi tiếp.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt thì chia sẻ, ông từng từng chứng kiến trường hợp người người đi thưa kiện bị giang hồ khống chế khiến họ nhụt chí chí. Còn cán bộ công chức thì vì miếng cơm manh áo không dám tố cáo dù biết thủ trưởng có nhiều cái sai. Bởi họ tố cáo rồi bị trù dập thì có ai bảo vệ đâu!

“Cha ông ta đã nói “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt” – ông Võ Trọng Việt bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý, quy định bảo vệ người tố cáo phải rất chặt chẽ, cụ thể và xác định rõ cơ quan chủ yếu có trách nhiệm bảo vệ chứ không nói chung chung./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top