Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 10 năm 2017 | 5:2

“Vạ miệng” của quan chức và niềm tin của người dân vào chính quyền

Những phát ngôn thiếu chuẩn mực của cán bộ công chức khiến cho khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng bị kéo dài ra.

Dư luận vẫn còn nhớ những câu chuyện về phát ngôn thiếu chuẩn mực của một số cán bộ, quan chức thời gian qua.

Bình luận về vấn đề này, PGS. TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), cho rằng, nguyên nhân dẫn tới những phát ngôn thiếu chuẩn mực của một số cán bộ, công chức Nhà nước trước hết là do nhận thức của họ. 

Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa có chuẩn mực, hệ thống. Đặc biệt là việc rèn luyện hàng ngày của cá nhân chưa được thường xuyên; công tác quản lý lãnh đạo ở cơ sở nơi các cá nhân đó sống, sinh hoạt và làm việc cũng chưa được chặt chẽ, hiệu quả.

can bo phat ngon thieu chuan muc de gay mat niem tin noi dan hinh 1
PGS. TS Phạm Ngọc Trung

Cán bộ công chức khi tiếp xúc và phát ngôn với người dân là họ đại diện cho cơ quan công quyền của Nhà nước, pháp luật của Nhà nước, như vậy họ có một vị trí rất quan trọng và cần thiết. Những vụ việc nói trên của một số cán bộ, công chức không chỉ là sự sơ hở trong phát ngôn, lời nói mà thể hiện quan điểm, cách nhìn, đường lối ứng xử, cách làm việc của một bộ phận cán bộ đang rất đáng lo ngại.

Nếu một cán bộ rồi hàng trăm, hàng nghìn người ứng xử như vậy với người dân theo kiểu cửa quyền, hách dịch như vậy sẽ làm cho khoảng cách của cán bộ và cơ quan công quyền với dân sẽ ngày càng dài ra, niềm tin cũng như sự ủng hộ của dân với cơ quan công quyền sẽ ngày càng giảm sút.

Cũng có ý kiến cho rằng còn có cả lý do những cán bộ công chức này tự cho mình quyền “đứng trên người khác” để ứng xử. Dù rằng các trường chính trị hay hệ thống đào tạo luôn hướng dẫn, nhắc nhở cán bộ công chức tương lai của Nhà nước hoặc đã là cán bộ công chức phải có cách ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, chuẩn mực nhưng có những người, có những lúc họ nghĩ rằng mình đang ở vị trí quan trọng nên có tư tưởng ban ơn cho người khác, tư tưởng cửa quyền, hách dịch.

Đó cũng là một thực tế rất đáng trách, đáng lẽ ra cán bộ, công chức không nên có cách suy nghĩ và ứng xử sai lầm như vậy. Nếu tự bản thân mỗi cán bộ, công chức không có nhận thức đúng và có sự tu dưỡng, rèn luyện, đồng thời với sự quan tâm của tổ chức, đơn vị, sẽ khó tránh khỏi thực tế này.

Theo PGS. TS Phạm Ngọc Trung, nhiều nước trên thế giới có quy định cụ thể đối với công chức, viên chức khi tiếp xúc với người dân. Tiếng nói vừa phải, không quá to hay lí nhí; khi cười không được há miệng quá to, cũng không được cười mỉm; khi đưa tay nhận giấy tờ, tay phải khép kín, không với, không chộp tờ giấy trên tay người dân… Từng cử chỉ đều được quy định rất cụ thể và buộc mỗi cán bộ, công chức trước khi làm nhiệm vụ tiếp dân phải thực hiện một cách thuần thục.

Khi cảm thấy có thái độ, lời nói, cử chỉ, hành vi không chuẩn mực đối với người dân, lời xin lỗi dành cho người dân là việc làm rất bình thường, nó còn tạo thêm sự thân thiện, gần gũi giữa cán bộ công chức Nhà nước với dân chúng. Tuy nhiên, xin lỗi là để sửa chữa, khắc phục và phải rèn luyện trong nhận thức, trong kỹ năng để trong mọi tình huống đều có thể tìm cách vận dụng giải quyết tốt công việc của người dân, như vậy mới đúng chức năng của bộ máy công quyền.

Cán bộ công chức là đại diện cho các cơ quan công quyền và đại diện cho nhân dân mà có những ứng xử không chuẩn mực sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.  Không gần gũi, nắm bắt và giúp người dân đạt được những tâm tư, nguyện vọng của họ sẽ khiến quan hệ giữa chính quyền và nhân dân, dù chính quyền ở đây chỉ là một cá nhân đại diện, sẽ mất đi sự tin tưởng. Chưa kể nếu ứng xử với dân bằng thái độ hách dịch, người dân sẽ ngày càng xa lánh, khiến cho mâu thuẫn sẽ tích tụ dần và đến lúc nào đó sẽ bùng phát.

Tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến vấn đề này: Nếu để người dân mất niềm tin sẽ mất tất cả. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm để xây dựng niềm tin đó trong dân, củng cố mối quan hệ giữa cán bộ công chức Nhà nước với người dân có vậy mới tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc./.

Theo Lê Huyền/VOV1

 

 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên khai mạc Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

    Phú Yên khai mạc Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

    "Thường xuyên cảnh báo, cập nhật kiến thức cần biết cho khách hàng, có các chính sách hỗ trợ khách hàng trong trường hợp gặp sự cố hoặc lỗi khi sử dụng các phương thức thanh toán”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ phát biểu như vậy tại buổi khai mạc Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cùng ngành Ngân hàng Phú Yên” được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên tổ chức tại công viên Hồ điều hòa Hồ Sơn, TP. Tuy Hòa(Phú Yên), vào tối 7/6.

  • Khai mạc Giải thi đấu Teqball thế giới năm 2024 tại Bình Định

    Khai mạc Giải thi đấu Teqball thế giới năm 2024 tại Bình Định

    Ngày 6/6, tại bãi biển Tượng đài Chiến Thắng TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Liên đoàn Thể thao quốc tế FITEQ tổ chức khai mạc giải thi đấu Teqball thế giới năm 2024, với sự tham gia của 115 vận động viên đến từ 52 quốc gia.

  • Nhà báo Nguyễn Văn Hoài được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay

    Nhà báo Nguyễn Văn Hoài được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay

    Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa trao Quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân, Phó Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top