Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 6 năm 2019 | 17:57

1,4 tỷ USD đổ vào thị trường BĐS trong 5 tháng đầu năm 2019

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tính đến hết ngày 20/5 thị trường bất động sản (BĐS) đã thu hút được gần 1,4 tỷ USD chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư FDI và đứng sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo đó, về tình hình xuất của khu vực đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 70,4 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 69,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng về mặt giá trị, song lại giảm về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Về tình hình nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 52,85 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56,9% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,73 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 11,85 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỷ USD. Xuất siêu của khu vực đầu tư nước ngoài không bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy cả nước nhập siêu 548 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019.

Thị trường BĐS trong 5 tháng đầu năm 2019 tiếp tục thu hút gần 1,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thị trường BĐS trong 5 tháng đầu năm 2019 tiếp tục thu hút gần 1,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về tình hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến hết 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây.

Cụ thể, cấp mới cả nước có 1.363 dự án mới được cấp GCNĐKĐT với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,46 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018. Về điều chỉnh vốn có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,63 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Về góp vốn, mua cổ phần cả nước có 3.160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,65 tỷ USD, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 45,7% tổng vốn đăng ký.

Đối với lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,38 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về đối tác đầu tư đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,09 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4,79 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đầu tư. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,78 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 1,25 tỷ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư.

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top