Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 9 năm 2022 | 12:4

150 học viên được trang bị kiến thức pháp luật về thương mại điện tử

Sáng 8/9, Sở Công thương Hà Tĩnh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2022.

Hiện nay, giao dịch qua thương mại điện tử trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành phương thức khá phổ biến, được cả doanh nghiệp (DN) sản xuất, phân phối và người tiêu dùng chủ động khai thác.
 
 
tm9.jpg

Tham dự hội nghị tập huấn có hơn 150 học viên là cán bộ quản lý nhà nước đến từ các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh.

 

Theo đánh giá của Sở Công thương Hà Tĩnh, đến nay, hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh đã sử dụng internet... trong giao dịch với khách hàng. Trong đó, nhiều DN đăng ký website thực hiện các dịch vụ TMĐT cũng như tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên internet.

 

tn9.jpg
Ông Võ Tá Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh phát biểu khai mạc
Thông qua hội nghị tập huấn, các đơn vị tổ chức kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh về thương mại điện tử. Đồng thời, giúp doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
 
tm1.jpg
Sàn TMĐT Voso.vn tổ chức livestream tại vườn và chốt đơn bưởi Phúc Trạch cho khách hàng.
 
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Võ Tá Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh nhấn mạnh: Việc ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đang diễn ra hết sức sôi động, các doanh nghiệp đã từng bước có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên môi trường mạng có nhiều thay đổi với nhiều quy định pháp lý liên quan. Do vậy, việc tập huấn sẽ giúp cán bộ quản lý nhà nước vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn công việc và doanh nghiệp hiểu đúng và có định hướng kinh doanh hiệu quả.
 
tm5.jpg
 
Tại hội nghị, các học viên được nghe chuyên gia Cục Thương mại điện tử và kinh tế số trình bày tổng quan và thực trạng phát triển TMĐT Việt Nam, các hình thức giao dịch trên TMĐT, thay đổi tư duy theo yêu cầu của người tiêu dùng; các mô hình kinh doanh TMĐT; thông tin về luật, nghị định liên quan đến TMĐT Việt Nam; một số quy định mới về TMĐT, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy trình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh trực tuyến,...

Các học viên cũng đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phát triển thương mại điện tử để các chuyên gia giải đáp, như: Điểm mới liên quan đến hoạt động TMĐT theo quy định của pháp luật; làm thế nào để tiếp cận được lượng lớn người xem; giải pháp tăng tương tác, tuyền tải lượng thông tin mới;...

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top