Lễ phát động Tháng hành động “Nói không với nhựa dùng một lần” do Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhãn hàng Nestlé MILO phối hợp tổ chức tại trường THCS Trương Công Giai (Hà Nội), cùng sự tham gia của 1.500 trường học khác trên cả nước.
Chương trình khuyến khích xây dựng thói quen tiêu dùng xanh và tái chế đồ dùng cho các em học sinh, góp phần tạo nên một Việt Nam năng động và xanh. Đây cũng là giai đoạn tiếp theo trong khuôn khổ chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai từ tháng 6 vừa qua, cũng với sự đồng hành của Nestlé MILO.
Theo đó, trong Tháng hành động “Nói không với nhựa dùng một lần” diễn ra từ ngày 15/10 đến 30/11/2021, các trường học có thể tự chọn một tuần lễ bất kỳ để phát động phong trào thi đua giữa các khối, các lớp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh được khuyến khích tập sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, bình nước thay thế cho các sản phẩm làm từ nhựa sử dụng một lần.
Phát biểu tại lễ phát động, ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Trước vấn nạn ô nhiễm trắng từ rác thải nhựa dùng một lần, Liên Hợp Quốc chính thức kêu gọi các quốc gia chung tay hành động. Thủ tướng Chính phủ cũng chính thức phát động Phong trào “Chống rác thải nhựa” từ tháng 6/2019. Rất nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng, có thể kể đến việc tiên phong thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy trên các sản phẩm uống liền của nhãn hàng Nestlé MILO. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo với trọng tâm là tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa trong các trường học. Cùng với Tháng hành động “Nói không với nhựa dùng một lần”, chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều hơn những hoạt động và ý tưởng sáng tạo để giảm thiểu nhựa dùng một lần. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tham gia và hành động cụ thể, các thầy cô và các em học sinh sẽ truyền cảm hứng về thói quen tiêu dùng xanh và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.”
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó hiệu trưởng Trường THCS Trương Công Giai (Hà Nội), đánh giá: “Tôi rất trăn trở khi các em học sinh vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ suy thoái môi trường sống hàng ngày. Trong những ngày qua, tôi rất vui mừng vì qua các tiết học về giáo dục môi trường, nhiều em học sinh của trường THCS Trương Công Giai đã thể hiện quyết tâm bảo vệ môi trường bằng nhiều việc làm thiết thực như trình bày cách làm sản phẩm tái chế, thuyết trình đề xuất những ý tưởng cụ thể để bảo vệ môi trường. Tôi hy vọng tất cả sẽ được chuyển tải và thực hành trong cuộc sống hàng ngày của các em và gia đình, vì một tương lai tươi sáng hơn cho môi trường của chúng ta. Tôi rất cảm kích Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường và nhãn hàng Nestlé MILO đã tạo cơ hội và đồng hành để các thầy cô và học sinh của trường tham gia tổ chức chuỗi sự kiện về giáo dục môi trường đầy ý nghĩa này”.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa tại công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ: “Hơn 25 năm đồng hành cùng các thế hệ trẻ em và học sinh Việt Nam, Nestlé MILO trăn trở với sứ mệnh tạo ra những sân chơi năng động và xanh để trẻ được thỏa sức vận động và phát triển toàn diện. Với quy mô diễn ra tại 1.500 trường học trên cả nước, chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ truyền cảm hứng về sự thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng và chúng tôi nỗ lực chung tay cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trường học để hiện thực hóa điều đó. Những hành động dù nhỏ nhưng thiết thực của hôm nay sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực lớn trong tương lai, nếu tất cả chúng ta cùng chung tay hành động vì môi trường”.
Song song với lễ phát động tháng “Nói không với nhựa dùng một lần” cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhãn hàng Nestlé MILO khởi xướng hai cuộc thi hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ tại 1.500 trường học nói trên. Trong cuộc thi “Sáng tạo sáng tác nội dung truyện tranh - Đặc vụ ống hút giấy” diễn ra từ ngày 1/11 đến 15/11, các em học sinh sẽ tô màu, vẽ tranh và sáng tác nội dung theo bộ truyện tranh cùng tên được hợp tác phát hành bởi Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường và Nestlé MILO. Còn với cuộc thi “Sáng tạo mô hình tái chế” diễn ra từ ngày 15/11 đến 30/11, các bạn nhỏ sẽ được thỏa sức sáng tạo, sử dụng những những vật dụng được dùng mỗi ngày ở nhà để tái chế thành những sản phẩm có ích khác.
Trong những năm gần đây, nhãn hàng Nestlé MILO tích cực triển khai nhiều hoạt động và sân chơi bổ ích để ngày càng nhiều trẻ em có cơ hội được tham gia vào việc bảo vệ môi trường. Cùng với đó, nhãn chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ sản phẩm uống liền từ tháng 5/2021, thay thế cho ống hút nhựa thông thường, giúp giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm. Những nỗ lực này cũng đóng vai trò quan trọng để hiện thực hóa cam kết của Tập đoàn Nestlé: Đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Đây là cam kết đi cùng với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.