Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 2 năm 2020 | 8:46

2.082 doanh nghiệp được cấp phép trong nửa tháng đầu năm 2020

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh trong tháng 01/2020, ghi nhận trong nửa tháng đầu năm 2020, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có 2.082 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới trong 15 ngày đầu tiên của năm 2020.

Theo đó năm 2020, được xem là năm các cấp, các ngành khẩn trương hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đồng thời là năm thứ ba Thành phố tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Cũng trong nửa tháng 01/2020, theo báo cáo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách Thành phố trong tháng 01 ước thực hiện 525 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Cấp thành phố ước thực hiện 280 tỷ đồng, chiếm 53,3%; cấp quận huyện ước thực hiện 245 tỷ đồng, chiếm 46,78%.

Trong tháng 1 năm nay do ảnh hưởng của tết vào những ngày cuối tháng và kế hoạch vốn năm chưa có, nên khối lượng ước thực hiện thấp, tập trung chủ yếu là các dự án chuyển tiếp của năm trước như các dự án cầu đường và các dự án thoát nước.

Vốn đầu tư xây dựng xây dựng thuộc ngân sách Thành phố ước thực hiện được hơn 500 tỉ đồng trong tháng 01/2020.
Vốn đầu tư xây dựng xây dựng thuộc ngân sách Thành phố ước thực hiện được hơn 500 tỉ đồng trong tháng 01/2020.

Một số dự án có khối lượng thực hiện lớn trong tháng như: Xây dựng bệnh viện quận 3, ước thực hiện tháng 1 khoảng 15 tỷ đồng; trung tâm thể dục thể thao quận Gò Vấp, ước 26 tỷ đồng; trụ sở UBND quận Phú Nhuận, ước thực hiện 32 tỷ đồng; kè chống sạt lở ven sông quận Thủ Đức, ước thực hiện 7 tỷ đồng…

Khối lượng thực hiện trong tháng tập trung chủ yếu ở một số Sở ngành có vốn lớn như: Sở Giao Thông Vận Tải; Ban quản lý đường sắt Đô thị; Ban quản lý nâng cấp đô thị…và các quận, huyện có các dự án chuyển tiếp.

Về tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong 15 ngày đầu năm 2020, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2.082 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 27.591 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 11%, vốn giảm 19,2%.

Phân theo loại hình có 1.852 công ty TNHH, chiếm 88,9% trong tổng số, tăng 12% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 17.155 tỷ đồng, giảm 7,7%. Công ty cổ phần có 219 đơn vị, tăng 3,3%; vốn đăng ký 10.426 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp tư nhân có 11 đơn vị, vốn đăng ký đạt 10 tỷ đồng.

Phân theo khu vực, đối với khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, số lượng doanh nghiệp cấp phép là 10 đơn vị, tương đương cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 74 tỷ đồng, giảm 76,2% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp, xây dựng có 397 doanh nghiệp mới thành lập, giảm 1% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 8.011 tỷ đồng, giảm 65,2%. Trong đó, ngành xây dựng 164 đơn vị, giảm 14,6%, vốn đăng ký đạt 6.569 tỷ đồng, giảm 70,3% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 219 đơn vị, tăng 11,7% và vốn đạt 1.318 tỷ đồng, tăng 45,2%.

Khu vực thương mại, dịch vụ đã cấp phép cho 1.675 doanh nghiệp, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 19.507 tỷ đồng, tăng 80,3%. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố là 1.523 doanh nghiệp, chiếm 73,2% trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập, tăng 15,3%; vốn đăng ký là 18.795 tỷ đồng, chiếm 68,1%, tăng 79,9%.

Một số ngành hoạt động có tỷ trọng cao trong khu vực như hoạt động kinh doanh bất động sản 120 đơn vị, tăng 2,6%; vốn đăng ký 7.589 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng vốn khu vực này, tăng 74%. Thương nghiệp có 749 doanh nghiệp, tăng 8,9%; vốn đăng ký đạt 6.372 tỷ đồng, chiếm 32,7%, tăng 2,6 lần. Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 216 doanh nghiệp, vốn đăng ký 863 tỷ đồng; số giấy phép tăng 18,7% và vốn đăng ký giảm 48,7%.

Về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tính từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn thành phố đã có 5.200 doanh nghiệp giải thể, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động là 8.862 đơn vị, tăng 41,1%, chuyển đi tỉnh thành khác là 496 doanh nghiệp, tăng 40,1% so với cùng kỳ năm trước.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top