Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2019 | 8:22

226 dự án trong điểm sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025

UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2019 - 2020 và đến năm 2025.

Cụ thể, trong giai đoạn 2019 - 2020, chính quyền thành phố dự kiến triển khai thực hiện 301 dự án trọng điểm với tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khoảng 19.100 trường hợp. Trong đó có 187 dự án hạ tầng kỹ thuật, 74 dự án hạ tầng xã hội, công trình công cộng và 40 dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch.

Riêng trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố cũng dự kiến triển khai thực hiện 226 dự án trọng điểm với tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khoảng 24.900 trường hợp. Trong đó có 140 dự án hạ tầng kỹ thuật, 54 dự án hạ tầng xã hội, công trình công cộng và 32 dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch.

Trong kế hoạch phát triển các dự án nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 24.900 hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi 226 dự án trọng điểm dự kiến được triển khai.
Trong kế hoạch phát triển các dự án nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 24.900 hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi 226 dự án trọng điểm dự kiến được triển khai.

Trong công tác tái định cư, quan điểm của thành phố sẽ xem xét giải quyết một cách toàn diện, không chỉ giải quyết nhà ở mà cần phải đảm bảo không gian sống phù hợp, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tái định cư phải gắn với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội như đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm tốt hơn hoặc phục hồi thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau khi di dời, tái định cư. Công tác giải quyết nhà ở chính sách để tái định cư nhằm đảm bảo cho người dân sớm ổn định chỗ ở sau khi di dời. Hạn chế các trường hợp hưởng lợi thông qua việc bố trí nhà ở tái định cư rồi chuyển nhượng để hưởng tiền chênh lệch.

Mặt khác, về nguồn ngân sách sẽ không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới nhà ở phục vụ tái định cư, chủ yếu sử dụng nhà ở thương mại và nhà ở xã hội để bố trí tái định cư. Đối với những dự án có diện tích thu hồi đất lớn, dự án phát triển đô thị tại khu vực trung tâm thành phố, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ nhà phục vụ tái định cư tại chỗ. Đối với địa bàn 5 huyện thì ưu tiên dành quỹ đất có quy hoạch phù hợp để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tái định cư cho người dân các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ đẩy nhanh việc sử dụng nguồn nhà ở, đất ở thuộc sở hữu nhà nước có sẵn, để giải quyết tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, dự án công ích và giải quyết tạm cư cho các trường hợp khẩn cấp (hỏa hoạn, sạt lở, di dời các chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm...), nhằm sử dụng hiệu quả, hạn chế việc xuống cấp, lãng phí.

Đổi mới công tác dự báo nhu cầu về nhà ở phục vụ tái định cư, tập trung phát triển nhà ở xã hội để phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp, trong đó có đối tượng là hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi các dự án chỉnh trang đô thị, công ích nhưng khó khăn trong việc tự tạo lập nhà ở.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top