Trong 3 ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất, các cơ sở y tế đã tiếp nhận gần 2.000 trường hợp cấp cứu do đánh nhau, có ít nhất 6 trường hợp tử vong.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết trong 3 ngày Tết Mậu Tuất 2018, từ ngày 15-2 (30 Tết) đến ngày 17-2 (tức mùng 2 Tết), 1.300 cơ sở y tế trong cả nước đã tiếp nhận 1.949 trường hợp khám cấp cứu do các vụ ẩu đả. Trong số này có gần 1.100 trường hợp đánh nhau phải nhập viện điều trị nội trú và 270 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên. Đã có ít nhất 6 trường hợp tử vong vì đánh nhau.
Trong khi đó, số tai nạn do pháo nổ đã tăng vọt so với 3 ngày Tết Đinh Dậu 2017 với 190 trường hợp đến khám, cấp cứu (tăng 54%), không có ca tử vong. Ngoài ra, có 53 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, tăng 27 trường hợp (tăng 100%) so với 26 ca trong 3 ngày Tết năm ngoái.
Nhiều bệnh viện "vỡ trận" vì quá tải bệnh nhân cấp cứu - Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Cũng theo Bộ Y tế, tại các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 16.600 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn giao thông (TNGT), giảm gần 4% so với 3 ngày Tết 2017. Trong đó, gần 10.000 trường hợp nhẹ được xử trí và cho về trong ngày; 5.500 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú. Số tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 83 trường hợp. Số ca khám cấp cứu do rối loạn tiêu hoá là gần 1.300 trường hợp, trong đó 388 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 25%), 239 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến.
Theo số liệu báo cáo trực tuyến của 1.300 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, trong 3 ngày Tết, cả nước đón thêm 8.648 trẻ chào đời và làm thủ tục xuất viện cho 60.141 người bệnh được điều trị khỏi về nhà ăn Tết.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.