Trong lĩnh vực môi trường, toàn ngành đã triển khai 701 cuộc thanh tra, xử phạt hành chính 700 tổ chức, cá nhân.
Xử phạt 82 tỷ đồng các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Theo báo cáo, trong năm 2017, toàn ngành TNMT đã triển khai 2.475 cuộc thanh, kiểm tra đối với gần 8.000 tổ chức, cá nhân. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính gần 2.000 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền trên 134 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực môi trường, cũng đã triển khai 701 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 2.500 tổ chức, cá nhân; qua đó phát hiện 33% số đối tượng sai phạm, xử phạt hành chính 700 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền trên 82 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT cho biết: Hiện nay, khó khăn lớn nhất là tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra chuyên ngành. Đơn cử như Bộ TN&MT được giao cho nhiệm vụ thanh tra về đất đai, khoáng sản. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ cũng có thể tiến hành thanh tra vấn đề này.
Bên cạnh đó, tại một số địa phương có mức độ sai phạm lớn thì việc ban hành một số kết luận thanh, kiểm tra còn chậm, việc khắc phục, xử lý tồn tại còn nhiều vấn đề phức tạp. Đáng chú ý, đa phần các cuộc thanh kiểm tra đột xuất chỉ được triển khai khi các vi phạm đã được truyền thông phát hiện và đưa tin hoặc do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo. Hay liên quan đến việc theo dõi, giám sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức vẫn chưa chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết: Hội nghị là nơi giao lưu, giao ban trong công tác TNMT. Qua đó chia sẽ kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng cùng một đối tượng, nhưng có quá nhiều cơ quan đến thanh tra, tạo sự phức tạp, chồng chéo.
Bộ trưởng Hà đặc biệt nhấn mạnh: “Vấn đề trách nhiệm, chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TNMT phải được thực hiện một cách tốt nhất. Pháp luật phải mang tính thực tiễn cao nhất, phải làm sao để công tác thanh tra không gây gánh nặng lên xã hội và doanh nghiệp. Thành công của ngành TNMT có hay không là do nhân dân và doanh nghiệp đánh giá”.
Cũng theo Bộ trưởng Hà, công tác thanh tra phải mang tính hệ thống từ Trung Ương đến địa phương, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào những cuộc thanh tra thường xuyên, dẫn đến việc không có thời gian giải quyết những vấn đề thanh tra bức xúc và đột xuất.
Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều điểm đen về môi trường
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, trong năm 2017, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã kiểm tra, thanh tra tại 2.161 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 16,5 tỷ đồng.
Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thanh tra, kiểm tra 468 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính đối với 21 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là trên 2,5 tỷ đồng. CATP Hà Nội thanh tra, kiểm tra 176 vụ, lập hồ sơ đề nghị các cấp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 176 vụ, với tổng số tiền phạt khoảng 6,8 tỷ đồng; UBND các quận, huyện, thị xã xử lý vi phạm hành chính 391 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 7,1 tỷ đồng.
Theo ông Định kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy số cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải vẫn còn thấp. Xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép, thực hiện không đúng các nội dung trong hồ sơ pháp lý về môi trường.
Hiện, trên địa bàn Hà Nội có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng lộ trình, biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại các khu vực này. Một trong các điểm đen là lưu vực sông Đáy, Tô Lịch…
Ông Định cho biết, Hà Nội mỗi ngày hàng chục nghìn hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong thải ra 2.000 tấn khí CO2. Hà Nội dự kiến vận động người dân đến năm 2019 loại bỏ bếp than tổ ong thay thế bằng bếp cải tiến sử dụng nhiên liệu tự nhiên, nhiên liệu qua xử lý không gây ô nhiễm môi trường.
Hà Nội hiện có 10 trạm quan trắc tự động không khí và 1 xe quan trắc không khí tư động, với việc trồng cây xanh, di dời cơ sở sản xuẩt ô nhiễm…, hiện môi trường không khí các thông số các trạm quan trắc đo được ô nhiễm không khí đã giảm rất nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, Hà Nội đang rất khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí, hồ nước và rác thải rắn vì thế rất quan tâm tìm kiếm sự hợp tác với các nước có kinh nghiệm và trình độ cao trong việc xử lý ô nhiễm.
Theo ông Định, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu các nguồn phát sinh và kiểm soát các nguồn khí thải gây ô nhiễm, TP thực hiện việc trồng nhiều cây xanh, luỹ kế đến nay là hơn 500 nghìn cây xanh, đạt trên 50% mục tiêu chương trình; cắt tỉa hơn 20 nghìn cây bóng mát địa bàn thuộc phân cấp thành phố quản lý.
Trong năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai rà soát, đánh giá cụ thể, chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường tại các điểm đen, các khu vực bức xúc về môi trường trên địa bàn thành phố để xây dựng lộ trình, biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại các khu vực này.
Để kiểm soát ô nhiễm nước mặt, thành phố đã triển khai lắp đặt và đưa vào vận hành ổn định liên tục 6 trạm quan trắc nước mặt tự động tại hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm, sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Cầu Bây và suối Lai Sơn.
Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM bị phê bình
Do chưa báo cáo giải trình và kiểm điểm sai sót tại các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận 2, 6, 7, Tân Phú. Người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường đã bị UBND TP HCM phê bình.
Cùng thời điểm, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu Chủ tịch UBND quận 2 hạ thi đua, hoặc có hình thức xử lý tương xứng với tập thể, cá nhân để hồ sơ trễ hạn.
Trước đó, UBND quận 2 đã xử lý vụ việc nhưng thành phố cho rằng kết quả chưa phù hợp với việc để xảy ra chậm trễ hồ sơ (cao nhất 6 tháng).
Liên quan vấn đề này, cuối năm 2017, Đoàn kiểm tra về công tác cải cách hành chính đã báo cáo với lãnh đạo thành phố về kết quả rà soát. Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu các sở ngành, quận huyện rà soát và khắc phục những hạn chế.
Thành phố cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thường xuyên xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện cải cách hành chính trong nội bộ; xử nghiêm cán bộ gây phiền hà cho người dân.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.