Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2020 | 21:42

9 tháng năm 2020: Gần 800 vụ cháy do chập điện

Đó là số liệu vừa được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) – Bộ Công an thông kê trong 9 tháng năm 2020.

 2.530 vụ cháy nhà dân  

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 9 người chết, bị thương 32 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ cháy giảm 86 vụ, giảm 8 người chết, thiệt hại tài sản ước tính giảm 552,05 tỷ đồng. Lực lượng công an đã điều tra làm rõ nguyên nhân 1.188 vụ (chiếm 46,95%).

Để kịp thời ứng cứu tính mạng, tài sản của người dân, trong 9 tháng qua lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã điều động 8.085 lượt phương tiện cùng 52.918 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia chữa cháy và CNCH, cứu được 448 người, tìm được 393 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. Qua đó, kịp thời khống chế các vụ cháy lớn, ngăn cháy lan, bảo vệ tài sản cho người dân lên đến hàng chục tỷ đồng.

2_1_4830_2898_776.jpg
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cứu chữa một vụ cháy tại Q.1, TP.HCM vào đầu tháng 8/2020.

 

Trong đó, số vụ cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện 793 vụ (chiếm 66,75%); do sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 261 vụ (chiếm 21,96%); do sự cố kỹ thuật 38 vụ (chiếm 3,19%), còn lại là các nguyên nhân khác như: vi phạm quy định về PCCC, tai nạn giao thông, tác động của thiên nhiên,…

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, số vụ cháy xảy ra ở thành thị cao hơn nông thôn, cháy nhà dân cao hơn cháy kho bãi, cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh. Điều đáng nói, chỉ có khoảng 1,34% tổng số vụ cháy nghiêm trọng đã làm thiệt hại gần 44% tài sản (182,3/416,15 tỷ đồng).

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH chủ động tham mưu triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, chất lượng hoạt động của phong trào toàn dân PCCC&CNCH, từ đó giảm thiểu tai nạn do hoả hoạn gây ra.

 

Tuyên Quang: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy ở các chợ

Chợ Tam Cờ (thành phố Tuyên Quang) có tổng diện tích 17.000m2 và 500 hộ kinh doanh lớn nhỏ, lưu lượng người thường xuyên trong chợ từ 2000 đến 3000 người. Hàng hóa trong chợ đa dạng, có nhiều loại hàng hóa dễ gây cháy nổ như bông vải sợi, giày dép, hàng hương, vàng mã… Những năm gần đây, hệ thống phòng cháy chữa cháy từng bước được đầu tư. Chợ đã được trang bị 350 bình phòng cháy, chữa cháy, 24 cuộn dây chữa cháy. Ở tất cả 4 nhà đình đều có các họng nước cố định. Chợ cũng đã có bể chứa nước dung tích 150m3. Hệ thống điện được tách riêng làm 2 nguồn điện. Ngoài ra, chợ cũng đã được trang bị các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy khác như thang tre, thang nhôm, câu liêm, chăn chiên, biển tiêu lệnh phòng cháy…. 

img_20201002092702.jpg
Anh Nguyễn Văn Trường, Trưởng Ban Quản lý chợ Trung Môn (Yên Sơn) hướng dẫn hộ kinh doanh trong chợ sử dụng bình chữa cháy mini.

 

Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy của chợ Tam Cờ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Ban Quản lý chợ thành phố cho biết, hiện nay, chợ vẫn chưa được trang bị hệ thống báo cháy tự động. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy của người dân, các hộ kinh doanh trong chợ chưa cao. Việc sử dụng củi lửa, bếp của các hộ kinh doanh trong chợ còn tùy tiện. Nhiều hộ còn lấn chiếm đường đi và che lấp các thiết bị phòng, chữa cháy, đường thoát nạn trong chợ.

Theo quan sát của chúng tôi, tại các nhà đình trong chợ đều có biển báo, nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy. Các thiết bị và phương tiện phòng, chữa cháy được đặt ở vị trí thoáng đãng, thuận tiện cho việc ứng cứu khi có cháy. Tuy nhiên, mặc dù đã có biển cấm bày bán hàng hóa và các dụng cụ khác tại các địa điểm này nhưng các hộ kinh doanh vẫn để rất nhiều hàng hóa, dụng cụ che lấp cả các các phương tiện phòng, chữa cháy.

Chợ An Phú, phường An Tường (thành phố Tuyên Quang) được khai thác và đưa vào sử dụng từ năm 2016. Chợ hiện có 1 nhà đình với trên 50 hộ kinh doanh trong chợ. Tại đây cũng đã được trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, có phương tiện báo cháy tự động. Tuy nhiên, trong chợ ý thức chấp hành quy định về phòng, chữa cháy chưa nghiêm. Hàng hóa vẫn để che lấp các phương tiện phòng, chữa cháy.

Toàn tỉnh hiện có 99 chợ, trong đó, chợ hạng 1 có 1 chợ, chợ hạng 2 có 2 chợ, còn lại là chợ hạng 3. Các chợ hạng 3 hiện nay đều thuộc quản lý của UBND cấp xã. Từ thực tế trên cho thấy, công tác phòng cháy, chữa cháy ở chợ nhiều nơi còn hạn chế, chưa được quan tâm. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí lớn nên chính quyền địa phương chưa bố trí được kinh phí. Nhưng bên cạnh đó là sự lơ là, chủ quan của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong công tác phòng cháy, chữa cháy chợ. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy ở chợ của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa được thường xuyên.

Vì vậy, nhằm làm tốt công tác phòng, chữa cháy ở các chợ, chính quyền địa phương cần có sự kêu gọi nguồn vốn để bố trí kinh phí đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy ở chợ. Đồng thời phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách và các lực lượng tham gia vào công tác này. Cấp ủy, chính quyền, Ban quản lý chợ cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong công tác phòng, chữa cháy; coi trọng lãnh đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ sản xuất kinh doanh ở chợ nông thôn có ý thức tự giác, chủ động phòng, chữa cháy.

 

Báo cháy rừng nhờ hệ thống thiết bị tự động

Hệ thống thiết bị tự động phát hiện sớm và truyền tin cháy rừng do PGS-TS Trần Quang Bảo, Phó hiệu trưởng Trường đại học Lâm nghiệp làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học vừa được Sở KH-CN  Đồng Nai tổng kết, nghiệm thu và đánh giá cao.

Để chứng minh về hiệu quả của hệ thống thiết bị tự động phát hiện sớm và truyền tin cháy rừng, ngày 25-9, nhóm tác giả đã triển khai một buổi diễn tập tại khu vực vườn cây phía sau Phân hiệu Trường đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai (đóng tại TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom).

Từ một đám cháy cây, cỏ khô được lực lượng Kiểm lâm tỉnh đốt lên để diễn tập. Sau vài phút, hệ thống thiết bị tự động phát hiện sớm và truyền tin cháy rừng đã nhận diện những hình ảnh đầu tiên của đám khói, tích hợp dữ liệu và truyền tin cháy đến đồng loạt các email, điện thoại cá nhân của lực lượng chức năng. Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm được chỉ đạo ra quân dập lửa, sau chưa đầy 30 phút, toàn bộ đám cháy được dập tắt.

images2317642_t11_3.jpg
Lực lượng kiểm lâm thực hiện diễn tập chữa cháy tại H.Trảng Bom sau khi nhận tin báo cháy từ hệ thống tự động

 

Hiện đề tài cơ bản đã hoàn tất, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, kết quả nổi bật nhất của đề tài là đã xây dựng thành công hệ thống thiết bị tự động phát hiện sớm và truyền tin cháy rừng từ các trạm quan trắc. Mô hình được xây dựng có phạm vi bán kính quan sát tối đa 5km, vận hành 24/24 giờ.

Mô hình trên hiện đã được nhóm lắp đặt thử nghiệm và vận hành từ tháng 3-2020 tại một số khu vực có nguy cơ cháy rừng cao gồm: Trạm Kiểm lâm Suối Linh (Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai) với diện tích theo dõi hơn 1,3 ngàn ha; Phân trường 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ H.Tân Phú (thuộc xã Gia Canh, H.Định Quán) với diện tích rừng theo dõi khoảng 2,9 ngàn ha và tại Phân hiệu Trường đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai. Theo dõi quá trình vận hành hệ thống thiết bị cho thấy, kết quả báo cháy chính xác 100%, phát hiện nhanh các đám khói, đám lửa kể từ khi phát sinh cho đến dưới 10 phút.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xây dựng được phần mềm xử lý thông tin, phát hiện và truyền tin cháy rừng từ các trạm quan trắc và trang thông tin cháy rừng của tỉnh; đồng thời, xây dựng được bản đồ phân vùng cháy rừng, các điều kiện về địa hình, giao thông… để công tác giám sát, cháy rừng của tỉnh có hiệu quả, qua đó đề xuất vị trí lắp đặt hệ thống tại 24 khu vực.

Tham gia Hội đồng đánh giá kết quả đề tài, TS Bùi Việt Hải, nguyên giảng viên Trường đại học Nông lâm TP.HCM đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài cũng như những nghiên cứu, đóng góp về mặt giải pháp công nghệ phục vụ cho công tác phòng, chống cháy rừng.

Theo TS Bùi Việt Hải, đối với việc phát hiện cháy ở khu vực rừng núi, vùng sâu, vùng xa cực kỳ khó.  Hoặc khi phát hiện, các đám cháy đã lan rộng gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, phá hủy tài nguyên, đôi khi đe dọa tính mạng con người. So với phương pháp truyền thống như lực lượng kiểm lâm trực chòi canh, đi tuần tra thì việc phát hiện đám cháy nhờ công nghệ tự động nhanh, chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều.

 Do đó, TS Bùi Việt Hải cũng đề nghị, nhóm thực hiện đề tài tiếp tục theo dõi hệ thống để khắc phục những điểm hạn chế (nếu có), sớm đưa hệ thống vào phục vụ công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.

Đề tài nghiên cứu về hệ thống thiết bị tự động phát hiện sớm và truyền tin cháy rừng của nhóm tác giả cũng nhận được sự đánh giá cao của TS Nguyễn Hoàng Hảo, Phó giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Ủy viên Hội đồng đánh giá kết quả đề tài. “Nhóm thực hiện cần tiếp tục theo dõi, hoàn thiện để sớm đưa vào vận hành hệ thống, góp phần vào công tác bảo vệ rừng” - TS Hảo đề nghị.

 

 

PV (Tổng Hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top