Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 8 năm 2024 | 11:35

Ba Lan thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Việt Nam

Thời gian qua, nhiều sản phẩm của Ba Lan được đưa vào thị trường Việt Nam qua các kênh trung gian nên nước này mong muốn thúc đẩy xúc tiến thương mại giữa hai nước để khơi thông kênh nhập khẩu nông sản trực tiếp.

Việt Nam - Ba Lan, đối tác quan trọng của nhau

Phòng Thương mại và Công nghiệp Ba Lan, Văn phòng đại diện Cơ quan đầu tư và thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp Hiệp hội Những nhà giết mổ, sản xuất và chế biến thịt của Ba Lan (SRW RP), Liên minh quốc gia nhóm những nhà sản xuất rau và quả, cùng một số đơn vị khác, tổ chức chương trình quảng bá “Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng” tại TP. Hồ Chí Minh.

Đây là chương trình thường niên nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Ba Lan hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, F&B (ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống) tìm kiếm đối tác mới, phát triển thị trường quốc tế.

Ngoài táo và dâu tây thì việt quất, cherry, phúc bồn tử cũng là niềm tự hào của nông dân Ba Lan. Ảnh: TN.

Chương trình năm nay hướng đến mục tiêu quảng bá thịt bò và thịt lợn (tươi sống, ướp lạnh và đông lạnh), táo và các sản phẩm từ táo…, đồng thời, hoạt động của chương trình nhắm đến người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà nhập khẩu tại Việt Nam để mang đến thị trường nội địa những sản phẩm chất lượng cao với giá cả phù hợp.

Ông Tomasz Parzybut, Giám đốc điều hành Hiệp hội Những nhà giết mổ, sản xuất và chế biến thịt của Ba Lan cho biết, cùng với Liên minh quốc gia nhóm những nhà sản xuất rau và quả, Hiệp hội đồng tổ chức chương trình quảng bá “Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng” kéo dài qua các năm.

Hiệp hội hiện có hơn 130 nhà sản xuất và chế biến thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm hoạt động ở Ba Lan và luôn tham gia tích cực những hoạt động tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài tiềm năng.

Doanh nghiệp Ba Lan kỳ vọng nắm bắt được cơ hội này và khai thác những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đưa sản phẩm thực phẩm vào Việt Nam.

Bà Bozena Wroblewska, Chủ tịch Trung tâm xúc tiến Phòng Thương mại và Công nghiệp Ba Lan, cho biết, hiện nhiều sản phẩm Ba Lan đã có mặt tại Việt Nam, nhưng Ba Lan mong muốn mang đến thị trường Việt Nam đa dạng sản phẩm hơn.

Sản phẩm thực phẩm của Ba Lan, EU và châu Âu nói chung luôn đảm bảo tuân thủ chất lượng quốc tế và tiêu chuẩn sản xuất cao. Điển hình, Ba Lan là một trong những nhà cung cấp trái cây hàng đầu EU, đang đóng vai trò quan trọng ở nhiều thị trường bên ngoài châu Âu nhờ đảm bảo yếu tố chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn toàn cầu, giá cả cạnh tranh....

Bên cạnh đó, mạng lưới trang trại sản xuất trái cây và rau quả ở châu Âu do những nông dân trẻ quản lý đang sử dụng đa dạng công nghệ hiện đại và trang thiết bị chuyên dụng nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Ông Piotr Harasimowicz, Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan đầu tư và thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh, cho hay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do nên môi trường đầu tư, thương mại ngày càng hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là hoạt động xuất - nhập khẩu; trong đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU đang thúc đẩy giá trị giao thương của hai bên nói chung và nhiều quốc gia trong EU nói riêng. Việt Nam và Ba Lan cũng là đối tác quan trọng của nhau, riêng giá trị xuất nhập khẩu ở lĩnh vực thực phẩm của Ba Lan sang Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

Xuất khẩu sữa bò và thực phẩm chế biến Ba Lan chờ thuế về 0%

Sau 7 năm khai phá thị trường Việt Nam, tăng trưởng của các sản phẩm thực phẩm và nông sản của Ba Lan sang Việt Nam khá đều đặn, đặc biệt là thịt lợn, gia cầm và rau, củ, quả.

Chia sẻ thêm kết quả này với báo chí, ông Piotr Kondraciuk, Giám đốc hỗ trợ xuất khẩu của Trung tâm Hỗ trợ nông nghiệp Ba Lan cho biết, tổng giá trị xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam năm 2023 đạt 540 triệu euro (gần 590 triệu USD), tăng 16% so với năm 2022. Trong đó, sản phẩm từ thịt lợn và gia cầm đạt 143 triệu euro, tăng 43%, riêng thịt gia cầm đông lạnh tăng 71%, đạt 42 triệu euro.

“Con số này sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu so sánh vào năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu thịt gà Ba Lan sang Việt Nam chỉ khoảng 1,6 triệu USD và 4 tháng đầu năm nay là 21 triệu USD. Tương tự, với táo, năm 2012 là con số 0 thì hiện đã đạt 557.000 USD. Mùa vụ táo vào tháng 9 nên con số này còn tăng hơn nữa”, ông Piotr Kondraciuk nói thêm.

Các doanh nghiệp châu Âu đang tận dụng EVFTA để tiếp cận thị trường Việt Nam. Ảnh: N.BÌNH

Hiện, Việt Nam đã cấp phép cho thịt bò Ba Lan được xuất khẩu vào Việt Nam.

Theo ông Piotr Kondraciuk, các kết quả này có sự hỗ trợ cực kỳ lớn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mà hai bên ký kết và Ba Lan là một trong những quốc gia thành viên. Sau 4 năm chính thức có hiệu lực, hiệp định đã mở cửa và giúp cho việc tiếp cận thị trường các sản phẩm nông sản của Ba Lan vào Việt Nam dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bà Bozena Wroblewska cho rằng, những hiệp định thương mại tự do không chỉ gỡ bỏ đa số các loại thuế xuất - nhập khẩu giữa 2 bên mà còn đơn giản hóa quá trình cấp phép và các chướng ngại khác, như quy định về quá trình kiểm định nguồn gốc xuất xứ cũng được đồng bộ hóa.

Doanh nghiệp Ba Lan đánh giá, trong khu vực châu Á, Việt Nam đang nổi lên như thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thực phẩm và nông sản của Ba Lan bên cạnh Trung Quốc, Phillippines. Sau thành công với các mặt hàng thịt gà, thịt lợn, táo, đồ uống, các doanh nghiệp nước này đang tìm kiếm đối tác để phân phối thêm thịt bò vào thị trường Việt Nam.

Năm 2023, giá trị giao thương giữa Ba Lan và Việt Nam đạt trên 5 tỷ USD, trong đó hàng hóa Việt Nam xuất sang Ba Lan với kim ngạch ước đạt 4,6 tỷ USD, có giảm nhẹ so với năm trước đó.

Các doanh nghiệp đang để ý thị trường sản phẩm sữa bò và thực phẩm chế biến vì thuế xuất khẩu đối với các nhóm sản phẩm này sẽ dần được giảm xuống còn 0% trong vòng 5-7 năm, kể từ khi hiệp định chính thức có hiệu lực.

Ba Lan hiện là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 4 châu Âu và gia cầm thứ 3 thế giới. Các doanh nghiệp nước này cho biết ngoài xuất khẩu trực tiếp, họ cũng sẽ mở rộng qua các đối tác trung gian và đưa hàng nhiều hơn vào các siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Riêng 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đạt trên 793 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 695 triệu USD và nhập khẩu 98 triệu USD hàng hóa từ Ba Lan.

 

Chanh (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An tìm cách gỡ vướng cho vùng dược liệu

    Nghệ An tìm cách gỡ vướng cho vùng dược liệu

    Có tiềm năng cây dược liệu đứng hàng đầu cả nước và mặc dù đã triển khai nhiều dự án đầu tư, phát triển cây dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Nghệ An song việc khai thác tiềm năng này vẫn còn rất hạn chế.

  • Nông dân Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị hoa, kiểng Tết

    Nông dân Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị hoa, kiểng Tết

    Để chuẩn bị nguồn hoa, kiểng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này, những nông dân tại Làng hoa Sa Đéc đang tập trung chăm sóc cho vụ hoa xuân, với loại hoa có thời gian sinh trưởng dài nhất là cúc mâm xôi.

  • Để ốc nhồi “sinh sôi” lợi nhuận

    Để ốc nhồi “sinh sôi” lợi nhuận

    Ốc nhồi đang được người sản xuất, tiêu dùng xếp vào con nuôi, sản phẩm đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao.

  • Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn (Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến hết tháng 8/2025 duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có nhiều xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao; đến quý I/2025 hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện NTM; cuối năm 2025 trở thành đô thị loại IV, làm tiền đề để phát triển huyện Bình Sơn trở thành thị xã.

  • Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45), với những định hướng cụ thể, rõ ràng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng.

  • Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Là một trong những xã trên đà về đích NTM đúng tiến độ đề ra, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) đã trải lòng với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn về quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương với nhiều trăn trở, tâm huyết và thành quả đáng tự hào.

Top