Để chuẩn bị nguồn hoa, kiểng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này, những nông dân tại Làng hoa Sa Đéc đang tập trung chăm sóc cho vụ hoa xuân, với loại hoa có thời gian sinh trưởng dài nhất là cúc mâm xôi.
Nông dân chăm sóc hoa Tết. Ảnh: Thanh Nghĩa
Theo số liệu của Phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), trong vụ hoa Tết năm nay, thành phố Sa Đéc cung ứng 90 ngàn giỏ cúc mâm xôi cho thị trường, giảm 170 ngàn giỏ so với cùng kỳ năm trước, do nông dân chuyển sang trồng các chủng loại hoa kiểng khác.
Hơn 20 năm trồng hoa Tết, trong đó có 07 năm trồng cúc mâm xôi, vụ hoa Tết 2025 này, chị Trần Thị Oanh ở ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc xuống giống 3.500 giỏ cúc mâm xôi. Hiện tại, cúc mâm xôi được hơn 40 ngày tuổi, thời tiết khá thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Giá cả cây giống, phân rơm, tro trấu, giỏ bội, vật tư nông nghiệp chỉ tăng nhẹ nên người trồng hoa yên tâm đầu tư cho các diện tích hoa phục vụ thị trường Tết.
Từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, nhiều giống hoa truyền thống của Làng hoa Sa Đéc như: cúc Đài Loan, cúc Tiger, hoa hồng, vạn thọ sẽ được nông dân tiếp tục xuống giống. Bên cạnh đó, một số nông dân cũng tìm tòi những giống hoa mới để phục vụ thị hiếu của khách hàng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.