Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2024 | 10:4

Để ốc nhồi “sinh sôi” lợi nhuận

Ốc nhồi đang được người sản xuất, tiêu dùng xếp vào con nuôi, sản phẩm đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao.

Mô hình nuôi, chế biến, tiêu thụ ốc nhồi thương phẩm gắn với định hướng phát triển sản phẩm OCOP tại Thanh Hoá đã đem lại hiệu quả cao vượt trội, được bà con và chính quyền địa phương hưởng ứng và nhân rộng.

Bài 1: Tiềm năng, thực trạng và những vấn đề đặt ra

Mặc dù có giá trị kinh tế và ẩm thực song sản xuất ốc nhồi của đa số các hộ vẫn là tự phát, thiếu đầu tư nuôi chuyên sâu, thiếu liên kết ổn định, nên giá trị thu nhập còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của loại sản phẩm được ưa chuộng này.

Phát triển chưa xứng tiềm năng

Theo nghiên cứu, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,  ốc nhồi là thực phẩm được ưa chuộng, trước đây chủ yếu khai thác trong tự nhiên. Tuy nhiên, do khai thác, đánh bắt tự do quá mức và do nhiều nguyên nhân khác, nên ốc trong tự nhiên dần cạn kiệt.

Bù lại, trong những năm qua, người dân nhiều nơi đã tự phát nuôi thả trong ao nhà, hoặc theo hình thức trang trại quảng canh, với quy mô ngày càng tăng và sản phẩm ốc nhồi ngày càng trở thành hàng hóa, được người sản xuất, tiêu dùng xếp vào con nuôi, sản phẩm đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao.

Mặc dù giá trị kinh tế và ẩm thực như vậy, song thực tế sản xuất ốc nhồi của đa số các hộ vẫn ở tình trạng tự phát, bấp bênh, thiếu đầu tư nuôi chuyên sâu, thiếu liên kết ổn định, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của loại sản phẩm được ưa chuộng này.

Đáng chú ý, ở Thanh Hóa, trong hơn một ngàn mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) hơn 10 năm qua, chưa có mô hình nào về nuôi, chế biến ốc nhồi; và trong gần 400 sản phẩm OCOP được xếp hạng trên địa bàn, đến trước năm 2024 cũng chưa có sản phẩm nào được sản xuất từ ốc nhồi.

Để thâm nhập thực tế, nắm bắt, đánh giá sâu việc sản xuất chế biến về con nuôi này, phóng viên đã gặp trực tiếp hầu hết các hộ nuôi ốc ở các xã trên địa bàn huyện Quảng Xương. Đồng thời, tiếp cận mô hình hoạt động của Công ty TNHH Thiên Bảo (thị trấn Tân Phong), do ông Bùi Văn Bình làm Giám đốc.

Qua tìm hiểu, được biết ông Bình cũng như các hộ đã có nhiều năm gắn bó, thăng trầm với công việc sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ ốc nhồi trên địa bàn.

Tập trung tìm hiểu sâu ở 20 hộ mà Công ty TNHH Thiên Bảo mới liên kết hơn năm qua, được ông Bình cho biết: Kết quả sản xuất nuôi ốc nhồi của các hộ trước khi liên kết, có tổng diện tích ao nuôi 13 ha, trong đó: Xã Quảng Trạch 4ha/5 hộ; xã Quảng Long 3,7 ha/5 hộ; xã Quảng Văn 2,3 ha/5 hộ; xã Quảng Hợp 3ha/5 hộ (diện tích ao nuôi ở hộ thấp nhất là 0,2ha, hộ nhiều nhất  1ha).

Bình quân hàng năm: các hộ tự sản xuất được khoảng 200 vạn con ốc giống, tương ứng 60 triệu đồng; lợi nhuận 40 triệu đồng. Ngoài ra, phải mua ốc giống bên ngoài để nuôi khoảng 100 vạn con, tương ứng  30 triệu đồng. Về ốc thịt: Sản lượng đạt khoảng 12,1tấn, doanh thu 950 triệu đồng. Lợi nhuận mang lại 480 triệu đồng. Tổng lợi nhuận đạt 520 triệu đồng; bình quân 40 triệu đồng/ha; 26 triệu đồng/hộ.

Những vấn đề đặt ra

Ông Nguyễn Đình Thịnh, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Quảng Xương, cho biết: Bên cạnh kết quả sản xuất mang lại tích cực, thì tình trạng chung cũng có một số khó khăn, bất cập bởi các hộ chủ yếu nuôi tự phát. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là bán lẻ hoặc bán sỉ cho thương lái nhưng không có ràng buộc ổn định; sản lượng, giá cả bấp bênh. Cơ sở thu mua thụ động, không ổn định, thiếu sự liên kết bền vững. Kết quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu.

Các hộ liên kết và thu mua ốc nhồi Công ty TNHH Thiên Bảo.

Kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi ốc nhiều hộ nắm chưa vững, chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống. Tư duy sản xuất hàng hóa ốc nhồi của các hộ còn bỡ ngỡ, hạn chế, nhất là chưa có liên kết hỗ trợ lẫn nhau, và chưa thực hiện chế biến sâu theo chuỗi giá trị.

Huy động vốn đầu tư của các hộ chưa cao  và chưa được trở thành là đối tượng vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhân công lao động của các hộ còn hạn chế, vẫn còn tình trạng xem  nuôi ốc là nghề phụ, nên chưa chú trọng huy động nhiều nguồn lực lao động chính và thường xuyên.

Điều kiện nguồn nước cấp và khả năng tiêu úng khi ngập ao ở nhiều hộ còn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Còn đối với việc thu mua, chế biến, tiêu thụ ốc nhồi tại Công ty Thiên Bảo trước khi diễn ra liên kết, được ông Bình chia sẻ: Bình quân thu mua ốc thịt hàng năm đạt khoảng 60 tấn, giá trị 4.200 triệu đồng.

Cụ thể, mua trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa 35 tấn, giá trị 2.450 triệu đồng (trong đó thu mua tại 4 xã nêu trên khoảng 3 tấn, giá trị 210 triệu đồng); mua ở các xã ngoài địa bàn tỉnh 25 tấn, giá trị 1.750 triệu đồng.

Bình quân sơ chế biến thủ công ốc thịt hàng năm đạt khoảng 60 tấn, chi phí 600 triệu đồng; lợi nhuận   320 triệu đồng.

Mặc dù có điều kiện thuận lợi  so với những hộ nuôi ốc, song qua tìm hiểu thấy hoạt động thu mua, chế biến, tiêu thụ ốc thương phẩm của Công ty cũng gặp một số khó khăn, như: chưa có sự liên kết bền vững nên việc thu mua còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định, thường bị cạnh tranh giá mua với thương lái, dẫn đến việc cung cầu cho thị trường nhiều khi bị động.

“Đặc biệt là hoạt động sản xuất chế biến ốc của Công ty mới đang ở bước sơ chế, bán sản phẩm xô là chủ yếu, mà chưa đầu tư được máy móc thiết bị chế biến sâu để có thêm sản phẩm đa dạng, đáp ứng thị hiếu của thị trường”, ông Bình cho biết.

Theo ông Bình, chính từ những thực trạng này đã đặt ra và thúc đẩy Công ty TNHH Thiên Bảo tạo dựng mối liên kết với nhóm hộ sản xuất chuyên sâu bổ sung nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp trong thu mua, chế biến, tiêu thụ ốc nhồi thương phẩm.

Bài 2: Thành công từ liên kết sản xuất

 

Trần Đức năng
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top