Nhiều năm nay, việc cấp nước sinh hoạt cho bà con đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa luôn là nỗi trăn trở của các cấp chính quyền huyện Bát Xát (Lào Cai). Chương trình cấp bồn chứa nước cho các hộ dân được triển khai từ năm 2022 đến nay đã khiến cho cuộc sống của gần 800 hộ dân đỡ tạm bợ, nhọc nhằn hơn.
Là huyện vùng cao phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, Bát Xát với địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đặc biệt là việc bà con các dân tộc sống rải rác đã khiến cho các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chưa phục vụ được nhu cầu của nhiều hộ gia đình. Có đến 19/21 xã của Bát Xát gặp khó với nước sinh hoạt, thường xuyên nhất là bà con dân tộc vùng cao, xã biên giới như: Trịnh Tường, A Lù, A Mú Sung, Cốc Mỳ...
A Lù là xã biên giới có 942 hộ sống tại 13 thôn. Ngoài bà con dân tộc Mông chiếm đa số thì xã còn là nơi sinh sống của dân tộc Dao, Phù Lá, Hà Nhì... Số hộ nghèo chưa tiếp cận được công trình nước sinh hoạt tập trung còn nhiều vì bà con sống rải rác ở các sườn núi.
Ông Thào A Hờ thôn Phìn Chải I, xã A Lù kể về “hệ thống” cấp và trữ nước sinh hoạt của gia đình, Trước đây, gia đình tự chế đường ống bằng cách nối các cây nứa dài dẫn nước tự nhiên từ các khe núi về dùng trực tiếp. Khi dùng thì hứng xô chậu, còn không thì nước cứ rả rích chảy. Nay, đường ống đã được thay thế bằng ống nhựa, lắp được vòi khóa nước khi không cần dùng. Tuy nhiên, cứ đến tầm tháng 2 đến tháng 5, nước ở các khe, máng cũng cạn kiệt. Gia đình ông Hờ cũng như bà con trong thôn phải mang can đến những nguồn nước xa xôi, cách nhà gần chục km để lấy về dùng hết sức tiết kiệm.
Bồn Inox 1.000 lít được bàn giao cho người dân bảo đảm mới 100%, đúng theo yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng.
Thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phòng Dân tộc huyện Bát Xát phối hợp với UBND các xã đã rà soát tiến hành cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho các hộ nghèo là người DTTS trên địa bàn huyện.
Ông Lê Đức Minh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bát Xát cho biết: “Trên địa bàn huyện có đến hơn 1.500 hộ dân cần cấp nước phân tán. Đây là những gia đình nhỏ lẻ, xa khu dân cư nên điểm cấp nước tập trung không cấp tới được. Bà con chủ yếu tự dẫn nước từ các khe, suối và dùng thùng, xô, chậu nhựa chứa nước tạm bợ. Năm 2022, chúng tôi đã tiến hành cấp bồn chứa nước theo nhu cầu của các hộ nghèo. Đây là loại bồn Inox Tân Á 1.000D ĐK920 do Công Ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Á cung cấp. Bồn chứa nước được bàn giao bảo đảm mới 100%, đúng theo yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng. Ngoài bồn nước, các hộ còn được cung cấp đủ van, khóa và phụ kiện đi kèm hoàn thiện lắp đặt 1 bộ sản phẩm. Trong năm 2022, huyện đã bàn giao 286 bồn cho các hộ dân. Năm 2023, chúng tôi cũng đã có 528 hộ dân được nhận bồn chứa nước về lắp đặt và sử dụng”.
Người dân chuẩn bị phương tiện vận chuyển bồn.
Năm nay, trên cơ sở rà soát thực tế hoàn cảnh và nhu cầu bà con đồng bào, huyện Bát Xát cũng hỗ trợ nhiều bồn chứa nước hơn. Các xã biên giới khó khăn về nước sinh hoạt như: Y Tý được cấp 57 bộ, Cốc Mỳ: 42 bộ, A Lù: 48 bộ, Trịnh Tường: 30 bộ...
Ông Lồ A Sính, Bí thư Đảng ủy xã A Lù chia sẻ, từ năm 2022 đến nay, 74 hộ dân trong xã đã nhận được bồn Inox chứa nước về sử dụng, cơ bản đời sống cũng ổn định hơn nhưng thực tế xã vẫn còn khoảng 100 hộ dân nữa cũng đang có nhu cầu bức thiết.
Bà con chủ yếu sống ở vùng cao, đường xá đi lại khó khăn nên phải “cõng” bồn về nhà
Việc cấp bồn chứa nước mới đáp ứng được 60% số hộ dân khó khăn trong vấn đề nước sinh hoạt, nhưng đã góp phần giúp các hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, bảo đảm sức khỏe cho người dân.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.