Người dân tự nguyện gom tặng mớ rau con cá, những bếp 0 đồng sẽ nấu thành những món ngon miệng. Dân nghèo, lao động thất nghiệp đến bữa sẽ được nhận từ các tổ mua hộ. Những nơi khó khăn hay ở xa, sẽ có những “shipper miễn phí” giao tới...
Những nơi khó khăn hay ở xa, sẽ có “shipper miễn phí” giao tới. Có bếp, chỉ trong thời gian ngắn, đã cung cấp hơn 10.000 suất ăn miễn phí như vậy. Người Cà Mau gọi đó là những bếp ăn 0 đồng mang nặng tình người.
Sẻ áo nhường cơm
Ăn để sống, đó là nhu cầu tối thiểu của một con người. Để đạt được hai chữ ấm-no đối với một xã hội không là điều dễ. Mấy tháng nay, dịch Covid - 19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên cả nước nói chung và Cà Mau nói riêng. Nhưng người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất chính là người nghèo, lao động chân tay, người thu nhập thấp. Bởi khi bình thường việc kiếm sống đối với họ đã khó, trong điều kiện thực hiện Chỉ thị 16, thu nhập của họ chỉ bằng 0. Bởi vậy, hộp cơm ngon miễn phí đến với họ trong mùa dịch khó khăn này là một sự trân quí đến rơi nước mắt.
Vợ chồng ông Trần Văn Hiếu ở phường 6, TP Cà Mau cho hay, sống bằng nghề bán vé số nhiều năm, nhưng hiện Công ty xổ số Cà Mau đã ngừng phát hành vé số nên hai vợ chồng đều thất nghiệp. Trầy trật mới có bữa no bữa đói. "Nhiều ngày nay, nhờ những hộp cơm hỗ trợ của bếp ăn 0 đồng ở phường 8, TP. Cà Mau mà chống được cái đói. Nếu không có sự tương trợ này, không biết vợ chồng tui sống sao", bà Lành vợ ông Hiếu, cảm kích chia sẻ.
Khởi đầu từ ý tưởng của anh em phóng viên báo Cà Mau, Trường Đại học Bình Dương và UBND phường 8, TP Cà Mau, với mong muốn 1 tuần nấu vài trăm suất cơm mang tặng dân nghèo. Không ngờ, đã trở thành một phong trào đẹp lan tỏa. Mọi người không phân biệt giàu nghèo hay khá giả, hay tin, vội ủng hộ tiền, gạo, thịt, cá mắm, rau củ, gia vị... Cứ thế, từ mỗi tuần 1 lần 200 suất, đến nay mỗi ngày 400 suất ăn đến tận tay ngươi nghèo.
Thầy Trịnh Huỳnh An, Phân hiệu phó Thường trực Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, cho biết: “Ban đầu, bếp ăn dự định nấu 1 lần/tuần. Tuy nhiên, sau đó có kết hợp thêm các anh em ở Báo Cà Mau và UBND phường 8, nâng lên 2 lần/tuần. Nhiều mạnh thường quân và bà con tin yêu ủng hộ nên quyết định nấu xuyên suốt cả tuần, với khoảng 250 phần cơm/ngày. Tuy công việc là rất vất vả nhưng chúng tôi động viên nhau cố gắng duy trì bếp ăn vì vẫn còn nhiều người khó khổ trong mùa dịch”.
Bữa cơm ngon miễn phí theo chân những tổ nhóm đi chợ trao đến tay người già neo đơn, người khó khăn ở Cà Mau.
Từ 6h30 sáng, những thành viên bếp ăn 0 đồng 19/5 ở phường 8, TP. Cà Mau đã tập hợp để nấu nướng. Mỗi buổi, bếp nấu đến 400 suất, sau đó chuyển đến bà con khó khăn qua các tổ đi chợ hộ.
Khởi đầu 1 tuần 1 buổi, sau đó 2 buổi tuần rồi 2 buổi/ ngày. Bếp ăn 0 đồng 19/5 đã nấu hơn 10.000 suất cơm miễn phí cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Cà Mau hiện đang có nhiều bếp ăn 0 đồng, mỗi bếp chia nhỏ theo ca theo tổ theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Ban đầu chỉ tự phát nhỏ lẻ, sau đó thành phong trào được hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Người dân không góp tiền, mà góp gạo cá, mắm muối...để nấu thành bữa cơm ngon cho người nghèo.
Cách làm an toàn, hiệu quả
Nhiều bếp cơm không đồng, chợ không đồng cũng được hình thành trên ở nhiều xã, phường khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau và phát huy được tính nhân văn, giải quyết được nhu cầu cấp thiết của những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Với thông điệp yêu thương được lan toả, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tập thể đã góp sức, động viên, chia sẽ cùng ê-kip “bếp ăn 0 đồng”; với tổng mức hỗ trợ hơn 200 triệu đồng, bao gồm gạo, nguyên liệu chế biến món ăn, nhu yếu phẩm… Những phần cơm, bó rau, con cá tuy giá trị không lớn nhưng với những hoàn cảnh càng khó khăn hơn trong đại dịch thì lại càng quý. Nhưng cách làm vừa phải đảm bảo phòng chống dịch, vừa tạo sức lan tỏa mang ý nghĩa thiết thực. Trước khi thành lập bếp ăn, Ban tổ chức sẽ rà soát nắm lại danh sách các đối tượng cần được hỗ trợ. Sau đó, các suất ăn sẽ được gửi theo các nhóm tổ “đi chợ thay”, hoặc trực tiếp anh em mang tận nơi.
Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND phường 8, TP.Cà Mau, thông tin: Trước ý nghĩa thiết thực của bếp ăn 0 đồng, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm để giúp duy trì. Từ đó, các bếp ăn từ thiện có thêm nguồn lương thực, thực phẩm để duy trì hoạt động. Phường sẽ hỗ trợ về công tác đảm bảo phòng chống dịch, đảm bảo 5K theo khuyến cáo của bộ y tế. Cơm sau khi nấu sẽ được các “ tổ mua hộ” của phường mang về từng khóm và phát cho các hộ theo danh sách. Các thành viên của "tổ mua hộ" sẽ mang những suất ăn đến tận nhà trao cho những hô nghèo, hộ khó khăn, hộ mất thu nhập, bệnh tật và những hộ cách ly y tế tại nhà.
Anh Lâm Phú Hữu, thành viên của bếp ăn 0 đồng ở đường 19/5, phường 8, TP. Cà Mau cho hay, bếp ăn 0 đồng ở đây đã hoạt động khoảng 1 tháng, có 20 thành viên, mọi người phải chia ca theo nhóm để vừa đảm bảo công việc, vừa đảm bảo phòng dịch. Lúc đầu, bếp ăn còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Nhưng càng về sau, khi được nhiều người biết đến và ủng hộ thì hoạt động càng hiệu quả. Gần đây, bếp ăn không còn nhận tiền từ các mạnh thường quân, mà thay vào đó là hàng ngày nhận các thực phẩm tươi sống rất nhiều. Qua đó, mỗi bữa đều thay đổi thực đơn đa dạng và ngon miệng. Đến nay, bếp đã cũng cấp hơn 10.000 suất ăn 0 đồng với đủ chất và ngon miệng đến bà con trong tỉnh.
"Những con cá, bó rau hay bao gạo tuy giá trị không lớn nhưng với những hoàn cảnh khó khăn thì đáng quý biết bao. Chúng tôi vô cùng trân quý những tấm lòng của bà con đã dành cho những hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch", anh Dương Thanh Linh, một thành viên của bếp ăn 0 đồng khác chia sẻ.
Theo ông Tô Quý Hiền, Phó Bí thư Đảng uỷ phường 8, với thông điệp yêu thương mà ban tổ chức đem đến, đã có tổ chức, cá nhân đóng góp đến bếp ăn duy trì qua những tháng khó khăn do dịch bệnh. Với sự chung tay góp sức của cộng đồng, số lượng phần cơm nhiều hơn, chất lượng phần ăn cũng tăng lên. Điều đó đã góp phần làm cho người khó khăn sẽ vượt qua mùa dịch, lan toả yêu thương cộng đồng và nêu cao tinh thần của dân tộc ta: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.