Nhiều mô hình trang trại sản xuất ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, đã mang lại lợi nhuận cao, tham gia tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới được phổ biến nhân rộng. Công ty TNHH Trang Linh (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một điển hình.
Trại heo gây ô nhiễm khiến cử tri tại nhiều địa phương bức xúc
Cử tri Dương Văn Chanh ở xã Hòa Hiệp (huyện Tân Biên) phản ánh trang trại chăn nuôi Thành Thái ở ấp Hòa Đông A (xã Hòa Hiệp) xả thải ra môi trường. Mùi phân thải gây hôi thối, làm ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sức khỏe, đời sống hàng ngày của người dân.
Tại buổi tiếp xúc cử tri trước đó, người dân trong xã cho biết, nếu tình trạng ô nhiễm này không được xử lý triệt để, cử tri đề nghị Nhà nước cho đóng cửa, di dời trại heo đến nơi khác hoặc có chính sách giải tỏa, đền bù cho các hộ dân khu vực này đến nơi khác sinh sống.
Ngoài ra, theo ông Chanh phản ánh, hiện nay trên địa bàn xã Hòa Hiệp có khoảng 10 trang trại chăn nuôi heo đã và chuẩn bị hoạt động.
Trang trại heo gây mùi hôi thối khiến người dân huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa bất bình. Ảnh: Tuấn Minh
Với 1 địa bàn xã nhỏ khoảng 8km2 mà có nhiều trại heo tồn tại thì tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới càng trầm trọng hơn. Cử tri kiến nghị ngành chức năng kiểm tra xử lý chấm dứt tình trạng xây trang trại chăn nuôi heo xả thải gây ô nhiễm tràn lan trên địa bàn xã nói chung.
Cũng liên quan đến trại heo Thành Thái này, cử tri khác ở cùng ấp Hòa Đông A, đề nghị ngành chức năng kiểm tra quy trình cấp phép xây dựng trang trại. Bởi vì việc xây dựng rất gần khu dân cư và trường học làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sức khỏe, đời sống hàng ngày của người.
Nhiều cử tri ở TX.Gò Dầu thì phản ánh tình trạng xả nước thải xuống sông Vàm Cỏ Đông gây chết cá nuôi của người dân. Các cử tri đề nghị chính quyền có chính sách hỗ trợ để người dân khắc phục khó khăn, có vốn tái sản xuất chăn nuôi.
Trên địa bàn huyện Bến Cầu, trạm bơm điện sử dụng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông để bơm nước tưới phục vụ sản xuất. Thế nhưng, nhiều cử tri phản ánh, hiện nay nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm nặng không chỉ làm cá chết hàng loạt, mà khi bơm nước tưới; lúa và hoa màu cũng bị chết, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Còn tại Thanh Hóa, thời gian gần đây, người dân các xã Tam Văn, Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) rất bất bình trước việc trang trại nuôi heo của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina (xây dựng trên địa bàn xã Tân Phúc) bốc ra mùi hôi thối khiến người dân khốn khổ. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng ô nhiễm từ trang trại heo vẫn không thuyên giảm.
Liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường tại trang trại heo gây bức xúc thời gian qua, ông Đỗ Minh Tuấn thống nhất với ý kiến của cử tri về việc chấn chỉnh các trang trại chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, địa phương đã xác định không chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Có những dự án đã được chấp thuận đầu tư từ nhiều năm trước nhưng quá trình hoạt động gây ô nhiễm môi trường thì phải xử lý dứt điểm.
Nêu vụ việc dự án chăn nuôi lợn của Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri-Vina (đóng trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh) ông Tuấn cho rằng đây là vụ việc gây bức xúc trong dư luận. "Dự án chăn nuôi lợn ở huyện Lang Chánh được chấp thuận chủ trương từ mấy năm trước, vừa qua đã hoàn thành, đưa vào chăn nuôi. Nhưng quá trình chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường, người dân có kiến nghị, tỉnh cũng đã cử vài đoàn lên nắm tình hình và có chỉ đạo. Tuy nhiên, xử lý chưa kịp thời, dứt điểm, để người dân có những bức xúc"- ông Tuấn nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng để xảy ra việc này, trách nhiệm trước hết là nhà đầu tư. Vì khi triển khai dự án, nhà đầu tư có cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường. Ông Tuấn cũng thừa nhận để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường tại trang trại lợn, có một phần trách nhiệm thuộc về ủy ban tỉnh và cơ quan tham mưu đã không quản lý sát sao, chặt chẽ.
Ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các ngành chức năng và địa phương cần có biện pháp quyết liệt, đồng thời dừng ngay việc chăn nuôi lợn tại trang trại. "Dừng đến khi nào không còn ô nhiễm mới cho nuôi trở lại, còn không sẽ cho chấm dứt vĩnh viễn"- ông Tuấn yêu cầu.
Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học
Thành lập từ năm 2002, ngay từ đầu, Công ty Trang Linh (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã xác định phải chăn nuôi an toàn, bền vững, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện, công ty có quy mô tổng đàn 3.000 heo nái và 35.000 heo thịt, chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh học, không phát sinh nước thải, không gây ô nhiễm môi trường. Trung bình mỗi tháng xuất bán 5.000 con heo thịt; chất lượng thịt đạt chuẩn VietGAP.
Anh Phạm Trường Giang, Giám đốc điều hành Công ty Trang Linh, cho biết trang trại của gia đình anh có diện tích 70 ha, trong đó dành 25 ha sử dụng chăn nuôi heo theo hình thức công nghệ cao, hạn chế chất thải, nước thải; từ đó hạn chế mùi hôi. Bên cạnh việc nuôi heo, doanh nghiệp còn sản xuất phân hữu cơ vi sinh, trồng rau sạch trong nhà lưới và nuôi cá nước ngọt trong chính khuôn viên trang trại của mình.
Trang trại chăn nuôi công nghệ cao của Công ty TNHH Trang Linh. Ảnh Ngọc Giang
Nói đến quy trình nuôi và xử lý chuồng trại, anh Trường Giang cho hay ngay từ khi thành lập, trang trại đã tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng khá nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Điển hình phải kể đến công nghệ đệm lót sinh học trong nuôi lợn quy mô tập trung.
Đây là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên nền đệm lót được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao, không bị nước làm nhũn nát, như trấu trộn với vi sinh vật (men vi sinh) để phân hủy chất thải làm giảm khí độc và mùi hôi chuồng trại, tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm. Ngoài ra, cách nuôi này còn giảm tỉ lệ mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là mắc các bệnh truyền nhiễm; tăng chất lượng và sản lượng đàn.
Với công nghệ này, thức ăn được chứa vào silo để bảo quản và lưu trữ. Silo này được kết nối với hệ thống cân điện tử để giám sát lượng thức ăn cấp vào - lấy ra hằng ngày cũng như lượng tồn. Thức ăn được đưa vào chuồng nuôi bằng đường truyền vít tải xoắn và cấp lên phễu nhận; đường truyền xích đĩa được kết nối theo vòng tròn khép kín với nhiệm vụ tải thức ăn đến từng hộp định lượng tại mỗi ô chuồng nuôi. Thức ăn được thả từ hộp định lượng xuống máng ăn nhờ hệ thống ròng rọc và quả rọi nâng lên hạ xuống trong hộp định lượng bằng tời quay tay hoặc mô-tơ điện. Cứ như thế, thức ăn được bơm vào phễu liên tục nên heo sẽ không bao giờ bị đói.
Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường
"Việc áp dụng công nghệ trên vào nuôi heo, doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí như nhân công, tiền điện, tiền nước, thời gian và công sức để vệ sinh chuồng trại, tỉ lệ tăng trọng cao gấp 1,4 lần so với nuôi trên nền xi măng" - anh Giang đúc kết.
Mô hình chăn nuôi theo quy trình tuần hoàn khép kín không phát sinh mùi hôi, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế chất thải, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải để làm phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng đã được Công ty Trang Linh áp dụng triệt để.
Trong đó, công ty đã nhanh nhạy áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn để sản xuất phân hữu cơ bằng việc trộn đều đệm lót sinh học đã qua sử dụng, sau đó vun thành luống ngoài trời và phủ lên trên một lớp vải đặc biệt (vải Toptex) còn được gọi là tấm phủ compost. Đây là một loại vải không dệt, ngăn nước mưa thấm vào luống compost nhưng vẫn cho phép trao đổi không khí bên trong luống.
Với việc sử dụng công nghệ này, công ty đã tạo lượng lớn phân hữu cơ vi sinh giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng năng suất, ngoài ra còn giúp cải tạo đất và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Bên cạnh đó góp phần làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp của bề mặt đất, giảm ô nhiễm môi trường. Hiện nay, công ty đang cung cấp dòng phân bón này cho nông dân trong vùng.
Anh Phạm Trường Giang cho biết do dùng đệm lót sinh học nên sau mỗi lứa nuôi, phân được thu gom cũng đã được vi sinh phân hủy hoai mục. Công nhân chỉ việc thu gom tới nhà máy và tiếp tục trộn ủ thêm men vi sinh rồi đóng bao bán ra thị trường và phục vụ trồng rau sạch trong khu vực nhà lưới của công ty. Nhờ áp dụng quy trình tuần hoàn này, phía công ty đã giải quyết được lượng chất thải rất lớn từ chăn nuôi, có thêm nguồn thu nhập từ việc bán phân bón hữu cơ, lại cung cấp cho thị trường lượng lớn phân hữu cơ đã được xử lý triệt để rất chất lượng và tốt cho cây trồng.
Ngoài các công nghệ kể trên, hiện tại, công ty đang áp dụng công nghệ vật liệu mới, thay thế mái trại từ tấm tôn lạnh chuyển sang tấm nhựa PVC. Nhựa PVC có những ưu điểm nổi trội là không hấp thụ nhiệt, độ dày 2,5 mm, giá thành rẻ hơn tôn lạnh, tuổi thọ rất cao, không bị ôxy hóa hay chịu sự tác động của môi trường amoniac. Từ đó việc kiểm soát nhiệt độ tiểu khí hậu trong chăn nuôi sẽ dễ hơn, sức khỏe của đàn heo cũng được bảo đảm hơn.
Với những gì đã ứng dụng và áp dụng, hằng năm, công ty có được doanh thu ổn định, hạn chế được tình trạng heo dịch bệnh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.