Chiều 20/10, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo thanh toán không dùng tiền mặt với chủ đề: “Chợ truyền thống - thời công nghệ”.
Hiện, toàn tỉnh Phú Yên có 130 chợ được xếp hạng năm 2020. Trong đó có 1 chợ hạng I, 7 chợ hạng II và 122 chợ hạng III. Hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhân dân, tạo kênh lưu thông hàng hóa thông suốt từ thành thị đến nông thôn. Hiện trên địa bàn tỉnh có ba nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money. Đó là VNPT, Viettel và MobiFone. Cả ba nhà cung cấp dịch vụ này đều đã ký kết hợp tác với tỉnh về chuyển đổi số.
Hội thảo lần này nhằm khuyến khích các tiểu thương; đơn vị kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ số tiến tới đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động giao dịch, mua bán giữa tiểu thương và người tiêu dùng; từng bước hình thành và phát triển hạ tầng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới phổ cập việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên phát biểu
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên cho biết, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số không phải vấn đề quan trọng nhất, mà sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân mới là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng của tỉnh. Mỗi người dân trở thành công dân số thì chuyển đổi số mới thành công. Do vậy, chuyển đổi số mang ý nghĩa của một cuộc cách mạng toàn dân.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; trong đó mục tiêu là tiếp tục đào tạo kỹ năng số, hướng dẫn phụ nữ ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và kinh doanh, vận động phụ nữ tăng cường sử dụng hạ tầng thanh toán trực tuyến, hạn chế sử dụng tiền mặt, sử dụng internet an toàn trong các giao dịch thương mại, chuyển đổi số từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh và sử dụng hiệu quả mạng internet trong tra cứu thông tin, nâng cao kiến thức, qua đó góp phần giúp phụ nữ giải phóng sức lao động, có thêm thời gian tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Đồng thời là cơ sở quan trọng để chúng ta từng bước đạt được thứ hạng chuyển đổi số vào nhóm trung bình trong cả nước.
Ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà thảo luận, đóng góp ý kiến tại hội thảo
“Để trong tương lai không xa Phú Yên trở thành địa phương thuộc nhóm trung bình khá trong cả nước về chuyển đổi số, chúng ta cần chuyển đổi số những việc hằng ngày, gắn với dân, có lợi, thiết thực cho người dân mà không tiêu tốn quá nhiều nguồn lực”, ông Thế nhấn mạnh.
Tại hội thảo, đại diện ban quản lý chợ truyền thống, tiểu thương, người dân đã nói lên những trăn trở của mình; những tồn tại khó khăn vướng mắc khi chuyển sang mô hình mới (trước hết lả thanh toán không dùng tiền mặt). Doanh nghiệp công nghệ số đã lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người dân, tiêu thương và các ban quản lý chợ truyền thống. Các doanh nghiệp công nghệ số cũng ký cam kết hỗ trợ các cá nhân, đơn vị liên quan để triển khai thí điểm một số chợ tiêu biểu trên địa bàn.
Ngày 15/1, tại Chương trình "Tết sum vầy - Xuân gắn kết 2023" với đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động và nhân dân tỉnh Nam Định do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với tỉnh Nam Định và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Agribank đã trao tặng 10 tỷ đồng tài trợ cho phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế và hỗ trợ người nghèo tỉnh Nam Định.
Nhằm hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và người lao động nhân dịp Tết Quý Mão, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà tới hơn 8.500 công nhân, học sinh và gia đình tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới.