Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 14 tháng 12 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 6 năm 2024 | 16:2

Chủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão

Hiện nay mùa mưa bão đã bắt đầu, trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khốc liệt, thời tiết diễn biến khó lường, nguy cơ xảy ra các trận mưa lớn và tình trạng sạt lở đất, lũ quét là khó tránh khỏi đối với các địa phương miền núi của các tỉnh miền Trung. Vì vậy, các tỉnh miền Trung đang tập trung chỉ đạo ứng phó với thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2024.

Không thể coi thường trước thiên tai

Việt Nam chúng ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao, tuy nhiên trong những năm gần đây do có sự biến đổi của khí hậu, thời tiết luôn thay đổi bất thường không theo quy luật, nên tình trạng hạn hán và mưa lũ bất thường luôn xảy ra, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng con người, đặc biệt là các tỉnh miền Trung do địa hình ở đây có độc dốc cao, nên khi có lũ thường rất mạnh.

Lũ lụt làm đứt đường giao thông ở huyện Quỳ Châu năm 2023. Ảnh tư liệu: Văn Trường

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vào cuối năm 2023 tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đã gây ra mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, mưa lớn đã làm ngập lụt nhiều nơi, gây thiệt hai không hề nhỏ, điều này cho chúng ta một bài học là không thể xem nhẹ và coi thường trước thiên tai.

Theo đó vào cuối tháng 11/2023 mưa lũ đã làm 2 người chết, 3 người mất tích (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế). Ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa to đến rất to đã làm lũ trên các sông Hương, sông Bồ vượt mức báo động III, gây ngập lụt nhiều khu vực. Các tuyến đường lớn như: Trường Chinh, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Hải Triều, Bến Nghé... (thành phố Huế) bị ngập sâu, nhiều nơi ngập hơn 1m. Đến thời điểm này vẫn còn 8 huyện, thị xã, thành phố bị ngập từ 0,3 - 1,5 m gồm: Thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc.

Tại tỉnh Quảng Trị, hơn 1.300 ngôi nhà bị ngập, tập trung ở hai huyện Hải Lăng, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. Mưa cũng gây ngập lụt cục bộ một số khu vực và tuyến đường, ngầm tràn làm chia cắt giao thông như ngầm tràn Ba Lòng, cầu tràn A Ngo - A Bung, ngầm tràn Tà Rụt - A Ngo, ngầm tràn A Rồng Trên, ngầm tràn A Đeng... Hiện 3 huyện Đắk Rông, Triệu Phong, Hải Lăng vẫn bị ngập từ 0,2 - 1m. Lũ trên các sông khu vực tỉnh Quảng Trị đang lên, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ vùng thấp trũng, ven sông suối, các ngầm tràn qua khe suối ở khu vực miền núi, ngập lụt vùng thấp trũng hạ lưu sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu…

Chủ động ứng phó với thiên tai bất thường

Năm 2024 được cho là năm có nhiều biến động về thời tiết, do vậy không thể chủ quan trước những biến động này, nếu không có những biện pháp chuẩn bị chủ động phòng chống thiên tai sẽ thiệt hại rất lớn.

Tại Nghệ An, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1361/QĐ-UBND về “Phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024”.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu.

Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu đến nơi ở an toàn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em. Nâng cao hơn nữa tính chủ động của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp và nhận thức của cán bộ, người dân trong công tác phòng chống thiên tai.

Chủ động để không xảy ra thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai bất ngờ 

Thống nhất và chủ động trong chỉ đạo điều hành, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sinh tỉnh đến Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các ngành và các huyện, thành phố, thị xã. Trang bị phương án ứng phó thiên tai tổng quát để các địa phương, các ngành thực hiện; đồng thời xây dựng phương án cho địa phương, đơn vị mình.

 Năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, có 22 đợt không khí lạnh (trong đó, có 16 đợt gió mùa Đông Bắc); 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 1 đợt mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh. Xảy ra 45 vụ tai nạn, sự cố trên biển, làm chết 16 người, mất tích 2 người, bị thương 7 người, chìm 6 tàu cá, cháy 10 phương tiện, 11 phương tiện bị hư hỏng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng ký ban hành chỉ thị về công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa lũ năm 2024.

Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống thiên tai năm 2023, đề ra các giải pháp thiết thực để thực hiện nhiệm vụ năm 2024 đạt hiệu quả cao; xây dựng phê duyệt phương án cụ thể, sát với thực tế, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương để chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập theo phương án đã được phê duyệt.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo vận hành công trình. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, trang thiết bị bảo đảm công tác chỉ đạo, chỉ huy, triển khai nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở để ứng phó thiên tai kịp thời.

Thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị chức năng, chính quyền cấp huyện trong việc triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

Theo đó, riêng với Sở NN&PTNT, cần chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác PCTT&TKCN theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các chủ quản lý công trình thủy lợi, đê điều thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 2592/CT-BNN-TL ngày 10/4/2024.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, hiện tượng El Nino đã suy yếu đang chuyển sang trạng thái trung tính và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm. Sự chuyển pha thời tiết dự báo sẽ làm cho tình hình thiên tai diễn biến rất phức tạp, dẫn đến hiện tượng bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ có khả năng xảy ra nhiều hơn so với trung bình nhiều năm và nguy cơ tác động trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Chủ động phòng tránh thiên tai là một trong những việc cần phải làm của chính quyền các cấp, các cơ qaun chức năng để bảo đảm ứng phó kịp thời khi có sự cố bất thường do thiên tai gây ra, vừa bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, đồng thời cũng bảo đảm và giảm thiệt hại nhỏ nhất đối với tài sản.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

  • Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó, cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

  • Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Còn 3 ngày nữa là đến thời điểm bàn giao căn hộ đón người dân vào nhà mới, trên công trường thi công khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), từng hạng mục công trình đang chạy đua với thời gian.

  • Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Như “đôi mắt” luôn canh gác cho rừng, người đàn ông ấy không rời mắt khỏi từng góc tràm, từng mảng xanh nơi Vườn Quốc gia Tràm Chim. “Giữ mảng xanh cho Sếu đầu đỏ”, tâm niệm ấy đã níu ông lại với công việc giữ rừng suốt hơn 30 năm qua.

Top