Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang cùng với tổ chức quốc tế như UNDP tích cực triển khai đề án Giao thông công cộng theo hướng giao thông xanh và chuyển đổi phương tiện giao thông điện nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông xanh tại thành phố Huế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và UNDP tổ chức hội thảo “Giao thông điện góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Huế xanh” nhằm thúc đẩy phương tiện giao thông bằng điện hướng đến phát triển giao thông xanh tại thành phố Huế.
Hội thảo “Giao thông điện góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Huế xanh”.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ các chiến lược quốc gia và sự đóng góp thiết thực của chính quyền địa phương; giới thiệu các hoạt động thí điểm khuyến khích chuyển đổi sang các phương thức vận tải sạch hơn; thảo luận về những cơ hội và thách thức, các giải pháp và sáng kiến để hỗ trợ sự phát triển giao thông điện và giao thông xanh, góp phần thực hiện tầm nhìn của Huế về một tương lai bền vững.
Giao thông vận tải là một trong những ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Hành động về Chuyển đổi Xanh và Giảm thiểu Các-bon và Khí Mê-tan của ngành Giao thông vận tải, với mục tiêu tổng thể là phát triển hệ thống giao thông xanh. Đến năm 2050, Việt Nam dự định thực hiện mạnh mẽ sự chuyển dịch này theo hướng 100% phương tiện giao thông đường bộ là điện.
Ông Phan Quý Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho hay, tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tích cực triển khai đề án Giao thông công cộng theo hướng giao thông xanh và chuyển đổi phương tiện giao thông điện và đã làm việc với các tổ chức quốc tế như UNDP để thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông xanh tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế, và việc này cũng đã đưa vào trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên- Huế thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050̀ hiện nay đang hoàn thiện để trình phủ phê duyêt cuối năm nay.
Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tích cực triển khai đề án Giao thông công cộng theo hướng giao thông xanh và chuyển đổi phương tiện giao thông điện.
Tuy nhiên, để thực hiện được các nội dung này, tỉnh Thừa Thiên- Huế mong muốn được học hỏi những mô hình giao thông điện của các nước trên thế giới, những định hướng và mục tiêu của Chính phủ cũng như các mô hình thí điểm triển khai tại Việt Nam để có thể học tập và triển khai tại Thừa Thiên- Huế.
Phát biểu tại hội thảo, ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh “Giao thông xanh đưa đến tiềm năng là phương thức giao thông của tương lai trong việc thực hiện các mục tiêu dài hạn của Huế về phát triển đô thị các-bon thấp. Thành phố Huế cần xây dựng quy hoạch phát triển giao thông xanh tổng thể lồng ghép với các hoạt động phát triển khác, trong đó cần có các lộ trình phù hợp, hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông cần được thiết kế để tích hợp, thân thiện với môi trường, đồng thời cần xây dựng khung thế chế chính sách đối với hoạt động quản lý, vận hành và khuyến khích các sáng kiến xanh hóa. Sự tham gia của các bên liên quan và xem xét tính hợp các chính sách của nhiều ngành khác nhau là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tính bền vững của các giải pháp giao thông xanh, gia tăng khả năng tiếp cận của đô thị và phát triển các giải pháp thúc đẩy giao thông điện".
Được biết, Hội thảo này là một phần của dự án “Thúc đẩy chuyển dịch bền vững giao thông bằng điện ở Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính thông qua cải thiện chính sách, môi trường cho phát triển giao thông điện ở cấp quốc gia, và thực hiện các hoạt động thí điểm về thúc đẩy giao thông điện tại thành phố Huế.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.